Mấu chốt công nghệ đã giúp Mỹ giành lại vị trí số 1 trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, nó được xây dựng trên nền tảng “khả năng sáng tạo”.
Từ những năm 50 của thế kỷ trước, Mỹ chính thức bắt đầu “ngồi” vào vị trí lãnh đạo thế giới. Dĩ nhiên, các Tổng thống Mỹ không cần tuyên bố điều này như một mục tiêu buộc phải đạt được, mà nó được đo lường qua các chỉ số kinh tế, quốc phòng, tri thức…khi so sánh với phần còn lại của thế giới.
Gần đây, nhiều người dự đoán Trung Quốc đủ khả năng thay thế Mỹ ở vị trí số 1 thế giới, nhưng điều đó xem ra phải chờ đợi lâu hơn nữa. Ít nhất nước Mỹ đã đạt được chiều sâu nhất định để đủ kinh nghiệm, bản lĩnh xử lý các vấn đề toàn cầu.
Nước Mỹ đã trở lại vị trí số 1 trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI - Global Competitiveness Index) do Diễn đàn kinh tế thế giới (WWF) công bố hàng năm.
Bản báo cáo này là tập hợp của 12 yếu tố: thể chế, hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, ổn định kinh tế vĩ mô, sức khỏe, kỹ năng, thị trường cho sản phẩm, thị trường lao động, hệ thống tài chính, quy mô thị trường, động lực kinh doanh, và năng lực sáng tạo.
Có thể bạn quan tâm
13:20, 17/10/2018
11:20, 02/10/2018
04:30, 27/09/2018
06:00, 22/09/2018
12:01, 21/09/2018
04:35, 12/09/2018
Gần một thập kỷ người Mỹ không phải cạnh tranh với Trung Quốc hay bất cứ siêu cường nào để giành lấy vị trí số 1 GCI, mà đó là quốc gia “rất chất lượng” ở Nam Âu - Thụy Sỹ. Tuy nhiên năm nay, phương pháp xếp hạng đã có sự thay đổi theo hướng đề cao tăng trưởng tương lai dựa trên công nghệ. Do đó, Thụy Sỹ tụt xuống vị trí thứ tư, Singapore và Đức tiếp tục giữ vị trí tương ứng thứ hai và thứ ba, trong khi các nước Châu Phi tiếp tục “đội sổ”.
Không có gì ngạc nhiên khi top những quốc gia đứng đầu đều là những “thương hiệu” đã trở thành hình mẫu - thường hay xuất hiện trong sự so sánh về tính văn minh, trình độ phát triển.
Nước Mỹ trở lại vị trí dẫn đầu sau gần 10 năm, lần này có nhiều điều đặc biệt. Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, dấy lên nhiều đồn đoán quốc gia này sẽ vượt Mỹ. Thậm chí ở một trường đại học hàng đầu Trung Quốc đã xuất hiện một bản báo cáo minh chứng họ đã là số 1!
Càng đặc biệt hơn khi Mỹ - Trung đang đối đầu thương mại - thực chất là cuộc cạnh tranh chiến lược có ý nghĩa khẳng định ai là “ông chủ”.
“Giá trị Mỹ” là khái niệm đã trở thành phổ thông đại chúng, nhiều thứ về nước Mỹ trở thành chân lý, đương nhiên nước Mỹ nói chung và giới chính trị nước này nói riêng thường bị phàn nàn nhiều nhất trên trái đất.
Bảng xếp hạng GCI năm nay chú trọng hơn yếu tố “tăng trưởng tương lai dựa vào công nghệ” - sự điều chỉnh phù hợp với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra.
Nói về khoa học công nghệ không thể không nhắc đến Mỹ với đội ngũ khoa học gia hùng hậu, danh tiếng. Và ít nhất, nước Mỹ là “chủ nhân” của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ II, ngoài ra còn tham gia với vai trò chủ lực trong tất cả các cuộc cách mạng công nghệ còn lại.
Nước Mỹ còn là nơi phát minh hầu hết những công trình làm thay đổi thế giới, có thể kể đến như bóng đèn, Internet, transitor, dây chuyền lắp ráp tự động, bom nguyên tử, lần đầu tiên đưa con người lên mặt trăng, ứng dụng tia laser…
Hiện tại Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về công nghệ, có 11/20 tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới là của nước Mỹ; nếu xét về độ lớn vốn hóa, top 5 công ty dựa trên giá trị thị trường là Apple, Amazon, Microsoft, Alphabet và Facebook, đều của Mỹ. Đó là những “người dẫn đường” trong cuộc cách mạng 4.0.
Mấu chốt công nghệ giúp Mỹ giành lại vị trí số 1 trên bảng xếp hạng GCI toàn cầu, nó được xây dựng trên nền tảng “khả năng sáng tạo” - cũng là một trong 12 tiêu chí thành phần của GCI.
Năng lực sáng tạo của người Mỹ nằm ở những trường đại học, các viện nghiên cứu chuyên ngành. Trong Top 10 trường đại học danh giá nhất thế giới, Mỹ chiếm 6 trường, điển hình như Viện Công nghệ California từng giành đến 35 giải Nobel! Nếu tính rộng hơn đại học Mỹ chiếm 1/2 số lượng trong 50 trường tốt nhất thế giới.
Yếu tố tri thức giúp quốc gia này đạt được nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực còn lại như sức khỏe, kỹ năng, thị trường lao động, hệ thống tài chính và động lực kinh doanh…
Bảng xếp hạng GCI chú trọng vào “chất lượng nền kinh tế” - yếu tố nền tảng tri thức tạo ra sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhiều quốc gia nhỏ về diện tích và quy mô kinh tế (so với các siêu cường) có mặt trong top 10, điển hình như Singgapore, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Phần Lan hay Luxemburg.
Trong khi đó những nền kinh tế và diện tích khổng lồ như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga có vị trí không cao, lần lượt là 28, 58 và 53. Bảng xếp hạng GCI cũng cho thấy các nước ở “lục địa đen” bị bỏ lại quá xa so với thế giới.
Với Mỹ, tri thức và công nghệ của họ cũng để lại cho nhân loại nhiều hiểm họa, đó là các cuộc chiến tranh dai dẳng, gây bất ổn nhiều nơi, không ít quốc gia rơi vào khủng hoảng, suy tàn vì vũ khí, công nghệ Mỹ.
Các giá trị mang tính toàn cầu đều là thước đo khá chuẩn, bất cứ thời đại nào, thể chế nào cũng cần có mẫu số chung cho phát triển thịnh vượng, là tri thức. Đã là tri thức thì không bao giờ được xây dựng bằng con đường “vay mượn”, mà đó là nội lực quốc gia.