Đúng như dự đoán, chiến tranh thương mại bắt đầu biểu hiện trạng thái của nó lên các tập đoàn, nhưng rất khó tin Apple là cái tên được nhắc đến đầu tiên.
Có rất nhiều câu chuyện thú vị đến mức ly kỳ về chính trị nước Mỹ, những chuyện như vậy thường hay xuất hiện trước hoặc sau một kỳ bầu cử. Câu hỏi đầu tiên khơi mào là: Nước Mỹ có thật sự dân chủ, tự do như lời đồn?
Chủ đề nước Mỹ dân chủ thật hay giả hiện vẫn râm ran bàn luận trên mạng xã hội. Ắt hẳn đều là những vấn đề rất liên quan đến…cuộc chiến tranh thương mại. Cụ thể là sau đòn thuế của chính quyền Trump đối với hàng hóa Trung Quốc, thì chính nước Mỹ cũng trừng phạt luôn… "đứa con" của mình là Apple?.
Hãng sản xuất thiết bị di động thông minh Apple là công ty công nghệ có doanh thu lớn nhất thế giới, nhà máy sản xuất lớn nhất của tập đoàn này đặt tại Thâm Quyến - Trung Quốc, được mô tả là “khổng lồ”, “hiện đại” và “bí ẩn nhất thế giới”.
Có thể bạn quan tâm
|
Nhưng điều đó không còn quan trọng, quan trọng nhất vào lúc này là Apple bị liên lụy do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung theo một dây chuyền giản đơn. Apple dù là thương hiệu Mỹ đúng nghĩa nhưng vẫn được gọi là “hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ” vì được sản xuất hoàn toàn tại Trung Quốc nên chịu chung số phận với hàng Trung Quốc thứ thiệt!
Apple đã chuyển một bức thư đến Đại diện Thương mại Mỹ hôm 7/9, cảnh báo việc Mỹ áp thuế các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có thể khiến hàng loạt sản phẩm của Apple tăng giá, bao gồm cả Apple Watch, Mac mini và ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng Mỹ.
Trump đương nhiên không thể không bày tỏ quan điểm về việc này, vì Apple là một trong những trụ cột của kinh tế Mỹ, vốn hóa thị trường lên đến 586 tỷ USD.
Để tránh thiệt hại cho đứa “con cưng”, trên Twitter, ông Trump cho rằng Apple nên chuyển sản xuất từ Trung Quốc về Mỹ và “bắt đầu xây dựng các nhà máy mới ngay bây giờ.”
Việc yêu cầu Apple trở lại Mỹ không phải mới phát sinh trong chiến tranh thương mại, mà dường như trở thành một tiêu chí trong chiến dịch tranh cử của ông Trump hồi năm 2016: “Tôi sẽ mang công ăn việc làm trở lại đất nước này. Tôi sẽ yêu cầu Apple sản xuất máy tính và iPhone tại Mỹ chứ không phải Trung Quốc”.
Kể cả người tiền nhiệm của ông Trump là Barack Obama từng đặt câu hỏi với CEO Apple vào năm 2011: “Làm thế nào các công ty công nghệ có thể đóng góp cho đất nước của chúng ta, khi họ sản xuất mọi thứ ở nước ngoài?”.
Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị của nước Mỹ đang phát lộ dần qua cách đối xử của ông Trump về việc này. Nếu Apple rời Trung Quốc có đồng nghĩa với việc Tổng thống Mỹ bất chấp lợi ích kinh tế? Hoặc Apple bất tuân lệnh thì nguyên tắc “kinh tế quyết định chính trị” có xảy ra trong trường hợp này?
Cũng như nhiều công ty khác, “Táo khuyết” đến Trung Quốc để tận dụng nguồn lao động dồi dào giá rẻ, tận dụng nguồn tài nguyên phong phú của nước này và đằng sau đó là nhiều chuyện thuộc hàng "thâm cung bí sử", cũng y hệt như Samsung đặt nhà máy tại Việt Nam.
Apple chưa rời khỏi Trung Quốc vì lợi thế so sánh vẫn còn, hay nói cách khác hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra sản phẩm vẫn ở mức chấp nhận được để cạnh tranh với các đối thủ khác. Nói dễ hiểu hơn Apple đang ăn nên làm ra ở Trung Quốc.
Nhiều kịch bản thú vị đang chờ đợi người đứng đầu Nhà trắng “bút phê” để trở thành hiện thực. Song, rút đi hay ở lại là vấn đề không những của Steve Jobs!
Giới chức Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì sau phát biểu của ông Trump, song chắc chắn nước này không muốn mất Apple ra khỏi lãnh thổ, ngoài công ăn việc làm và đóng góp cho nền kinh tế, giờ đây Apple chẳng khác nào “con tin” để Bắc Kinh mặc cả với Washington.
Việc Apple dời về Mỹ hoặc nước nào khác ở thời điểm hiện tại là bước đi mạo hiểm với họ, chưa đặt vấn đề chi phí hàng tỷ đô và rào cản pháp lý, một khi sản phẩm của họ tăng lên vài đô đủ khiến tình hình trở nên xấu đi.
Hai Tổng thống liên tiếp muốn Apple trở về có thể hiểu dưới danh nghĩa vì lợi ích dân tộc, nhưng đòi hỏi của Trump còn ít khả thi hơn Obama, tất cả vì Trung Quốc đang cố tìm mọi cách giành lợi thế trong chiến tranh thương mại - Apple là “con tin” vô cùng đáng giá!