Châu Âu nỗ lực giảm phụ thuộc năng lượng Nga, nhưng tương lai phát triển năng lượng xanh khó tránh khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
>>Những lỗ hổng “chết người” của châu Âu
Song song với chiến sự Nga - Ukraine, châu Âu đã tổ chức cuộc tập dượt quan trọng về khả năng giảm phụ thuộc vào năng lượng giá rẻ từ Nga. Thực tế, châu lục này đã làm được gì trong thời gian gần 2 năm qua?
Bước đầu tiên là EU giảm nhập khẩu khí đốt Nga, đồng thời kết hợp với lệnh trừng phạt. Đến quý I/2023, toàn khối chỉ sử dụng khoảng 17% khí tốt từ Nga trong tổng nhu cầu.
Khá may mắn, mùa đông năm nay không lạnh như dự báo nên kho khí đốt dự trữ có cơ hội lấp đầy. Đến tháng 8/2023, EU đã hoàn thành lấp đầy 90% kho dữ trữ khí đốt dự phòng cho mùa đông 2024.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây chỉ là giải pháp nhất thời, không lấy gì đảm bảo an ninh năng lượng lâu dài. Thậm chí, EU khó thoát khỏi việc phải mua khí đốt Nga - dù là trực tiếp hay gián tiếp qua các sàn giao dịch.
Quan trọng hơn, vấn đề năng lượng lâu dài với châu Âu không còn liên quan mấy đến chiến sự Nga - Ukraine. Bởi, cho dù cuộc chiến này có kết thúc thì Nga và châu Âu cũng không dễ dàng nối lại quan hệ thương mại.
>>Dầu Nga “lách” cấm vận chảy về châu Âu
Ông Luke McGee, nhà phân tích của CNN bình luận: “Khi châu Âu từ bỏ năng lượng Nga, thì họ lại phụ thuộc vào năng lượng của nước khác. Khi nói đến an ninh năng lượng, sự phụ thuộc cuối cùng lại dẫn tới sự đánh đổi giữa lợi ích kinh tế và rủi ro”.
Chẳng thế mà Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu được tổ chức hoành tráng tại Glasgow (Scotland) tháng 11/2021 - được xem là hội nghị lịch sử về khí hậu, châu Âu là khu vực tiên phong tham gia cam kết COP26.
Thỏa thuận cắt giảm lớn lượng khí thải CO2 một cách nhanh chóng và bền vững, bao gồm giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về 0 vào khoảng giữa thế kỷ này. Ngoài ra, cắt giảm tài chính, đầu tư vào các dự án sản xuất năng lượng hóa thạch.
Về phần mình, châu Âu đã thông qua “Thỏa thuận xanh” giảm 55% khí phát thải nhà kính trước năm 2030 so với mức năm 1990, trung hòa carbon vào năm 2050 trở đi. Đây là lối thoát bền vững với “lục địa già”, nhưng không dễ! Vì sao?
Nhiều chuyên gia tại EU lo ngại sự chậm chạp về công nghệ, khan hiếm tài nguyên mới có thể khiến châu lục tìm đến Trung Quốc - quốc gia này đã bắt đầu chiến lược công nghiệp về năng lượng xanh khoảng 15 năm trước.
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về công nghệ năng lượng xanh. Riêng lĩnh vực sản xuất điện gió, các nhà sản xuất Trung Quốc đã chiếm gần 60% công suất lắp đặt trên toàn cầu vào năm ngoái.
Trong số 15 công ty hàng đầu thế giới về điện gió, Trung Quốc có 10 công ty, chiếm hơn 56% thị phần lắp đặt điện gió của toàn thế giới. Trong khi đó, thị phần của các công ty châu Âu từ 55% giảm còn 42%.
Giá lắp đặt rẻ, công nghệ ngày càng tiên tiến, kênh bán hàng ngày càng rộng ở châu Âu, Nhật Bản đã khiến cho các nhà sản xuất điện gió của Đức, Đan Mạch, Tây Ban Nha cạnh tranh khó khăn với các đối thủ Trung Quốc.
Năng lượng giống như “lời nguyền” với châu Âu. Trước đây, cựu Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel bằng mọi cách duy trì quan hệ với Nga, nhưng rất tiếc công trình thế kỷ đường ống “North Stream 2” mang dấu ấn của bà đã phá sản khi đã hoàn thành 99%.
Có thể bạn quan tâm
Châu Âu “bất lực” trước cơn sóng xe điện Trung Quốc?
04:00, 13/09/2023
Ngành du lịch Châu Âu “phát sốt” vì nắng nóng
04:00, 29/08/2023
Châu Âu khó thắt chặt lại quan hệ với Trung Quốc
03:30, 14/08/2023
Kinh tế châu Âu chưa có dấu hiệu khởi sắc
04:34, 01/08/2023
Anh hay Pháp sẽ dẫn đầu châu Âu trong cuộc đua AI?
00:00, 19/07/2023