Châu Âu khó thắt chặt lại quan hệ với Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù Trung Quốc đã tích cực hơn trong việc thúc đẩy hoà đàm Nga - Ukraine, nhưng quan hệ giữa quốc gia này và các nước phương Tây sẽ chưa được cải thiện mạnh mẽ.

>> Trung Quốc, Nga mạnh lên dưới sức ép của phương Tây

Hội nghị hoà bình Ukraine có sự tham gia của các cố vấn an ninh quốc gia từ 40 nước trên thế giới. Ảnh: REUTERS

Hội nghị hoà bình Ukraine có sự tham gia của các cố vấn an ninh quốc gia từ 40 nước trên thế giới. Ảnh: Reuters

Các quan chức châu Âu đã bày tỏ sự hoan ngênh khi Trung Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Jeddah, Saudi Arabia, vào cuối tuần trước nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho chiến sự Nga - Ukraine.

Một quan chức cấp cao của EU nói với CNN: “Chúng tôi chưa bao giờ mong đợi Trung Quốc hoàn toàn chuyển sang lập trường của phương Tây, nhưng việc ủng hộ cuộc gặp này sẽ là một sự thất vọng lớn đối với Nga".

Tuy nhiên, trong khi sự can dự của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế có thể là một đòn giáng mạnh đối với Nga, thì nước này vẫn bị các đồng minh châu Âu quan ngại.

Bất chấp việc góp mặt tại Jeddah, Bắc Kinh dường như không thu hẹp mối quan hệ với Nga. Ngoại trưởng Vương Nghị đã gọi điện cho người đồng cấp Nga Sergey Lavrov một ngày sau khi các cuộc đàm phán ở Jeddah kết thúc, nhắc lại “sự vô can” của Bắc Kinh trong chiến sự Nga - Ukraine.

Bên cạnh đó, quân đội hai nước đã tiếp tục các cuộc tập trận chung trong suốt chiến sự Nga - Ukraine, bao gồm một cuộc tuần tra hải quân ngoài khơi bờ biển Alaska vào tuần trước. Theo truyền thông Nga, Tổng thống Vladimir Putin dự kiến cũng sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 10/2023 sau khi được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi lời mời vào tháng 3.

Chuyên gia Charles Parton, cựu Cố vấn thứ nhất của phái đoàn EU tại Bắc Kinh đánh giá, mối quan hệ của Trung Quốc với châu Âu đã trở nên căng thẳng trong những năm qua. Trong khi đó, mối quan hệ chặt chẽ của Trung Quốc với Nga đã khiến một số quốc gia châu Âu, đặc biệt là những nước gần gũi về mặt địa lý với Nga, cảm thấy khó chịu và dẫn đến suy nghĩ lại về mối quan hệ của châu Âu với Trung Quốc. 

Ông Parton nói thêm, châu Âu đang ở trong một mối quan hệ đầy mâu thuẫn với Trung Quốc khi khối này cố gắng cân bằng giữa những gì châu Âu cần và những gì châu Âu muốn. Việc khu vực này đang nhập khẩu nhiều hơn từ Trung Quốc đã phản ánh mức độ phụ thuộc của châu Âu vào Trung Quốc. Năm 2022, thâm hụt thương mại của Eu là 396 tỷ euro (436 tỷ USD), cao hơn gấp đôi so với năm 2020.

Việc duy trì các liên kết kinh tế khiến phe diều hâu khó kéo châu Âu ra khỏi Trung Quốc hơn. Trong khi đó, bà Alicja Bachulska, một thành viên chính sách tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu nói thêm: “Việc đại diện Trung Quốc tham gia cùng phương Tây tại các cuộc họp như hội nghị Jeddah sẽ làm củng cố lòng tin của những người có thái độ ôn hòa tại châu Âu rằng Trung Quốc có thể tạo ra sự khác biệt.”

Brussels vẫn chưa “củng cố” lập trường của mình đối với Trung Quốc. Bà Bachulska giải thích rằng ngay cả khi Bắc Kinh thực hiện những bước tích cực hơn, Brussels vẫn sẽ cân nhắc thêm những hành động khác, chẳng hạn như sự tôn trọng nhân quyền của Bắc Kinh, lập trường đối với Đài Loan và hoạt động gián điệp của công ty do nhà nước tài trợ.

Về khía cạnh đó, việc Trung Quốc hành động hay không hành động đối với vấn đề Ukraine chỉ là một lăng kính khác, qua đó Brussels có thể dựa vào để quyết định về quan điểm của khối trong quan hệ với Bắc Kinh.

>>"Giật mình" với quyền lực mềm của Trung Quốc

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 6/4. Ảnh: Reuters

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 6/4. Ảnh: Reuters

Châu Âu đã đặt ra cho mình những mục tiêu đầy tham vọng trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, dẫn đầu về công nghệ mới và có chính sách đối ngoại độc lập. EU không muốn lựa chọn giữa hai cường quốc phương Đông và phương Tây nên đã chọn con đường thứ ba, trong đó Mỹ vẫn là đối tác chính nhưng sẽ làm sâu sắc thêm quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Ông Sam Goodman, Chuyên gia của Viện Rủi ro Chiến lược Trung Quốc cho biết, các quan chức châu Âu biết rằng Trung Quốc là mối lo ngại lớn về an ninh và việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc là một rủi ro. Nhưng họ cũng chấp nhận rằng nếu muốn đạt được những mục tiêu cao cả của mình, họ có thể cần đến sự giúp đỡ của Trung Quốc.

“Những thứ châu Âu có thể phụ thuộc lớn vào Trung Quốc trong tương lai như xe điện giá rẻ, tấm pin mặt trời cho các trang trại gió. Đây là những thứ mà Trung Quốc có thể sản xuất với giá rẻ và đã có bước khởi đầu thuận lợi để trở thành nhà cung cấp chính cho thị trường quốc tế", ông Goodman chỉ ra.

Ông Goodman cũng lưu ý rằng, từ trước đến nay, Trung Quốc rất quan tâm đến việc mua lại hoặc đầu tư mạnh vào các dự án cơ sở hạ tầng của châu Âu, có thể là các nhà máy điện hạt nhân, đường giao thông hoặc các công ty cấp nước. Gần đây, các quốc gia châu Âu đã hạ nhiệt với vấn đề này, nhưng một số nước gặp khó khăn về kinh tế có thể muốn nhận một số tiền đầu tư lớn từ Trung Quốc như một giải pháp khắc phục nhanh chóng.

Giữa những lo ngại về an ninh, tham vọng quốc tế của châu Âu và tham vọng toàn cầu của Trung Quốc, có vẻ khó xác định chính xác điều mà một trong hai bên mong muốn từ mối quan hệ trong tương lai của họ.  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Châu Âu khó thắt chặt lại quan hệ với Trung Quốc tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714292462 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714292462 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10