Anh hay Pháp sẽ dẫn đầu châu Âu trong cuộc đua AI?

Diendandoanhnghiep.vn Pháp và Vương quốc Anh đang tranh giành vị trí là trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) của châu Âu.

>> AI “kiểu ChatGPT” chẩn đoán bệnh

Anh và Pháp đang cạnh tranh nhau trong nỗ lực trở thành trung tâm AI của châu Âu

Anh và Pháp đang cạnh tranh nhau trong nỗ lực trở thành trung tâm AI của châu Âu

Cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã đưa ra những tuyên bố táo bạo về AI trong những tuần gần đây. “Tôi nghĩ nước Pháp đang đứng đầu trong lĩnh vực AI ở lục địa châu Âu và chúng ta phải tăng tốc,” Tổng thống Macron trao đổi với CNBC tại hội nghị công nghệ hàng năm Viva Tech của Pháp vào ngày 18/6.

Cũng tại hội nghị này, ông Macron đã công bố khoản tài trợ mới trị giá 500 triệu euro (562 triệu USD) để tạo ra những “nhà vô địch” AI mới. Điều này xuất phát từ các cam kết trước đây của chính phủ, bao gồm lời hứa bơm 1,5 tỷ euro vào AI trước năm 2022, trong nỗ lực bắt kịp thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc.

“Chúng tôi sẽ đẩy mạnh đầu tư vào đào tạo và nghiên cứu AI”, ông Macron nói với CNBC, đồng thời cho biết thêm rằng Pháp có vị trí thuận lợi trong lĩnh vực AI nhờ khả năng tiếp cận nhân tài và các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ này đang dần được hình thành.

Trong khi đó, Thủ tướng Sunak gọi Vương quốc Anh là nơi thiết lập quy định an toàn AI toàn cầu tại hội nghị Tuần lễ Công nghệ Luân Đôn vào ngày 12/6. Vào tháng 3, chính phủ Vương quốc Anh đã cam kết hỗ trợ 1 tỷ bảng Anh (1,3 tỷ USD) cho nghiên cứu siêu máy tính và AI, với mục tiêu trở thành một “siêu cường khoa học và công nghệ”.

Đặc biệt, chính phủ Anh cho biết thêm, họ muốn chi khoảng 900 triệu bảng Anh để xây dựng một siêu máy tính có khả năng xây dựng “BritGPT” của riêng mình, thứ sẽ cạnh tranh với chatbot ChatGPT của OpenAI.

AI được coi là một cuộc cách mạng và có tầm quan trọng chiến lược đối với các chính phủ trên toàn thế giới. Sự bùng nổ của lĩnh vực này đã được khơi dậy một phần bởi sự lan truyền của chatboy ChatGPT của OpenAI được hỗ trợ. Nó cũng là nguồn gốc của căng thẳng công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khi các quốc gia trên thế giới cố gắng khai thác tiềm năng của những công nghệ quan trọng nhất.

>>Chuyển đổi số quốc gia: Cuộc đua luật hóa “AI tạo sinh”

Đạo luật AI của châu Âu có thể là một rào cản cho sự phát triển của lĩnh vực này tại khu vưcj

Đạo luật AI của châu Âu có thể là một rào cản cho sự phát triển của lĩnh vực này tại khu vực

Tuy nhiên, một điểm khác biệt lớn giữa Vương quốc Anh và Pháp là cách mỗi quốc gia lựa chọn điều chỉnh AI và các luật đã có sẵn để tạo sự ảnh hưởng đến công nghệ này.

Liên minh châu Âu có Đạo luật AI, được coi là bộ luật toàn diện đầu tiên tập trung vào AI ở phương Tây. Luật này đã được các nhà lập pháp tại Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào tháng 6 và đánh giá các ứng dụng khác nhau của AI dựa trên mức độ rủi ro. Ví dụ: hệ thống nhận dạng sinh trắc học và nhận dạng khuôn mặt theo thời gian thực hoặc hệ thống tính điểm xã hội được coi là gây ra “rủi ro không thể chấp nhận được” và do đó bị cấm theo quy định.

Theo ông Minesh Tanna, chuyên gia về AI toàn cầu tại công ty luật quốc tế Simmons & Simmons nhận định, Pháp sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của Đạo luật AI và sẽ không ngạc nhiên nếu cơ quan quản lý dữ liệu riêng tư của Pháp CNIL hoặc cơ quan quản lý mới dành riêng cho AI, thực hiện “cách tiếp cận tích cực” đối với việc thực thi đạo luật này.  

Trong khi đó, chuyên gia này cho biết, Vương quốc Anh thay vì ban hành luật dành riêng cho AI, chính phủ đã đưa ra sách trắng tư vấn cho các cơ quan quản lý khác nhau về cách họ nên thực thi các quy tắc hiện hành đối với các lĩnh vực tương ứng của họ. 

"Cách tiếp cận của Vương quốc Anh được thúc đẩy trong một thế giới hậu Brexit. Điều này mang lại cho Vương quốc Anh nhiều sự tự do và linh hoạt hơn trong việc đưa ra các quy định ở mức phù hợp để khuyến khích đầu tư vào AI", ông Tanna nhận định và nhấn mạnh, Đạo luật AI của EU có thể khiến Pháp kém hấp dẫn hơn đối với việc đầu tư vào AI do nước này đặt ra một cơ chế quản lý chặt chẽ đối với AI.

Một số ý kiến khác cho rằng, Pháp chắc chắn có cơ hội trở thành nước dẫn đầu AI ở châu Âu, nhưng nước này phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Đức và Anh. Ông Alexandre Lebrun, Giám đốc điều hành của Nabla cho biết Vương quốc Anh và Pháp có vị trí ngang nhau khi xét về mức độ hấp dẫn để thành lập một trung tâm về AI.

Mặc dù vậy, ông cho biết Đạo luật AI của EU sẽ khiến các công ty khởi nghiệp “không thể” xây dựng AI ở EU. “Nếu cùng một lúc, Vương quốc Anh thông qua một đạo luật thông minh hơn, thì chắc chắn nước này sẽ giành chiến thắng trước Pháp", ông Lebrun nhận định.

Đồng quan điểm, bà Claire Trachet, Giám đốc tài chính của công ty khởi nghiệp công nghệ Pháp YesWeHack cho biết cả Vương quốc Anh và Pháp đều có tiềm năng thách thức sự thống trị của những gã khổng lồ AI của Mỹ, nhưng điều này chỉ đạt được khi có sự hợp tác trên toàn châu Âu cũng như sự cạnh tranh giữa các trung tâm khác nhau.

"Điều này sẽ đòi hỏi nỗ lực phối hợp của các siêu cường công nghệ châu Âu. Để thực sự tạo ra tác động có ý nghĩa, họ phải tận dụng các nguồn lực tập thể của mình, thúc đẩy sự hợp tác và đầu tư vào việc nuôi dưỡng một hệ sinh thái AI mạnh mẽ”, bà Trachet nói thêm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Anh hay Pháp sẽ dẫn đầu châu Âu trong cuộc đua AI? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714372970 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714372970 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10