Sống dưới cái bóng NATO quá lâu khiến châu Âu bị động với tình hình an ninh quốc phòng nội khối. Một vài ý tưởng thoát ly đã được bàn đến.
>>Nga- Châu Âu sắp bước vào “trận chiến mùa đông”
Từ khi chiến sự Nga - Ukraine xảy ra, rất nhiều lần Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ quan tâm về một mô hình phòng thủ chủ động. Có lẽ châu Âu không an tâm với “tấm khiên” NATO hay có tính toán nào khác?
“La bàn chiến lược” bắt đầu nhắc đến vào tháng 11/2021, sau khi Nga tấn công quân sự Ukraine, cơ chế này được mang ra thảo luận nghiêm túc tại Hội nghị Thượng đỉnh an ninh EU hồi tháng 3/2022 tại Pháp. Trong đó có việc thiết lập một lực lượng phản ứng nhanh 5.000 quân có khả năng can thiệp vào các cuộc khủng hoảng trên thế giới.
Các nước châu Âu ý thức rất rõ rằng môi trường an ninh, không chỉ tại “lục địa già” mà trên toàn cầu, đang biến động rất lớn, cục diện địa chính trị đang có những thay đổi sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ mà khối này không thể lảng tránh.
Ngày 29/8, trong bài phát biểu tại đại học Prague (CH Czech), Thủ tướng Đức, Olaz Scholz nói rằng: “Các nước láng giềng châu Âu nên thiết lập một hệ thống phòng không chung trong bối cảnh xung đột Ukraine và các thách thức an ninh khác xảy ra”.
Biến động địa chính trị - kinh tế lần này tác động trực diện đến toàn bộ châu Âu, họ là những quốc gia như “ngồi trên đống lửa”, lo sợ chiến tranh leo thang, lan rộng, phá tan bầu không khí yên bình đã dày công xây dựng và bảo vệ nhiều thế kỷ.
Hai ý tưởng an ninh xuất hiện trong khoảng thời gian rất ngắn cho thấy sự lúng túng của châu Âu khi phần lớn quốc gia ở đó đã làm mọi cách để gây sức ép buộc Nga chấm dứt chiến sự - như đã thấy, ngón đòn kinh tế, chính trị, ngoại giao không đủ mạnh khuất phục Putin, cho dù EU chịu phản đòn không hề nhẹ! Tại sao châu Âu rơi vào tình thế mắc kẹt?
EU là liên minh thành công nhất cho đến nay, xét trên phương diện luật pháp, thể chế, quy tắc phối hợp hành động. Tuy nhiên, an ninh, quốc phòng lại là điểm yếu tại châu lục này.
Mỹ mang đến mô hình NATO, lúc đó với mục đích phong tỏa Liên Xô để thuyết phục châu Âu tham gia, đến khi Liên Xô và khối quân sự Warsaw không còn thì NATO tiếp tục được bơm động lực để tồn tại và phát triển, dần mở rộng sang Đông Âu.
Nhiều chục năm dưới “cái ô” NATO, châu Âu cơ bản ổn định, trở thành công cụ đắc lực giúp Washington thống trị toàn cầu. Hiển nhiên, chi phí quốc phòng, đóng góp nhân sự đều tuân theo quyết định của Mỹ.
Sự thụ động dần kéo châu Âu vào tình thế bị động, ngay cả khi Tổng thống D. Trump công khai chỉ trích thành viên NATO, yêu cầu tăng chi phí quốc phòng, châu Âu không thể kháng cự cho dù nhiều nền kinh tế ngập trong nợ công, suy thoái.
Châu Âu nhất mực nối gót Mỹ trong vấn đề Nga - Ukraine để nhận lại hệ quả khủng khiếp, làn sóng chỉ trích khuynh hướng cực tả manh nha. Nhiều chính khách bắt đầu nghĩ lại và đặt câu hỏi, liệu châu Âu có thể sống hài hòa với Nga được không?
Điển hình như Thủ tướng Đức, Thủ tướng Anh, Thủ tướng Pháp đã đến thăm Ukraine bàn riêng kế hoạch kết thúc chiến tranh, họ cho rằng “không được làm Putin mất thể diện”.
Lẽ dĩ ngẫu, dựa vào NATO về an ninh quốc phòng đương nhiên theo lệnh Mỹ đối với nhiều vấn đề còn lại. Châu Âu rất khó thoát khỏi Mỹ trong thời gian ngắn, chỉ với vài chiến lược đơn giản!
Có thể bạn quan tâm
Giá điện tăng vọt, Châu Âu xoay xở giải bài toán năng lượng
04:00, 31/08/2022
Nga- Châu Âu sắp bước vào “trận chiến mùa đông”
04:30, 30/08/2022
Mỹ và châu Âu "ra tay" cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran
14:16, 22/08/2022
Thiếu hụt khí đốt, Châu Âu đứng trước bờ vực suy thoái kinh tế
04:30, 02/08/2022
Cuộc chiến khí đốt Nga- EU: Châu Âu sẽ vượt qua thử thách?
05:00, 29/07/2022
Cấm vận dầu Nga, Châu Âu bị “gậy ông đập lưng ông”
05:00, 26/07/2022
Khủng hoảng chính trị Italy đe dọa Châu Âu
04:00, 25/07/2022
Chiến sự Nga- Ukraine đánh thức "gã khổng lồ" châu Âu
12:10, 16/07/2022