Hãng xe công nghệ và tài xế: Quan hệ đối tác kinh doanh hay quan hệ lao động?

Diendandoanhnghiep.vn Dù là công việc bất kể ngày đêm, không ít người làm quá 8 tiếng/ngày, 48 tiếng/tuần, thế nhưng, dưới cái mác “đối tác độc lập”, các tài xế xe công nghệ đang bị chối bỏ quyền lợi của người lao động…

Mới đây, với phán quyết của Tòa án Tối cao Anh, Uber sẽ phải công nhận tài xế là nhân viên chính thức, đồng nghĩa với việc tài xế sẽ được hưởng mức lương tối thiểu, ngày nghỉ phép có trả lương và những biện pháp bảo vệ pháp lý khác…

Các chuyên gia nhận định, phán quyết này sẽ mở đường cho những người lao động trên các nền tảng khác, và đây sẽ là câu chuyện không chỉ của riêng Uber, mà còn tác động lên toàn bộ “nền kinh tế tạm bợ", một nền kinh tế, người lao động làm việc bán thời gian, tạm bợ trong khi các công ty chỉ muốn sử dụng lao động tự do thay vì lao động có hợp đồng.

Với cái tên mỹ miều

Với cái tên mỹ miều "đối tác độc lập", Grab có đang chối bỏ trách nhiệm với người lao động là các tài xế lái xe công nghệ? - Ảnh minh họa

Thực tế ở Việt Nam, các công ty hoạt động trên nền tảng ứng dụng như: Grab, Bee, GoJek… ngày một nở rộ, lượng tài xế xe công nghệ ngày một nhân lên, họ làm việc bất kể ngày đêm, không ít người làm quá 8 tiếng/ngày, 48 tiếng/tuần mà không được trợ cấp hay tính lương làm thêm giờ, đặc biệt, khi xảy ra các sự cố như tai nạn, tài xế bị tấn công hay khách hàng bị thương tích, ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm? Vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải.

Đỉnh điểm là khi Nghị định số 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Grab chọn cách tăng giá khiến thu nhập của tài xế giảm và khách hàng phải trả thêm tiền cho mỗi cuốc xe, trong khi, Grab vẫn giữ nguyên mức hoa hồng mà họ được hưởng, đã tạo lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các tài xế.

Bên cạnh đó, các hãng xe công nghệ tự nhận mình là bên cung cấp dịch vụ kết nối giữa hành khách và lái xe, còn lái xe chỉ là “đối tác độc lập”. Tuy nhiên, lại hoạt động không đúng với bản chất môi giới như: thu tiền cước, quản lý tài xế, quyết định mức ăn chia, thưởng phạt với tài xế.

Các tài xế không hoàn toàn là người cung cấp dịch vụ độc lập, họ không được kiểm soát giá cước chuyến đi, người mua và người bán không được mặc cả, thỏa thuận với nhau, toàn bộ số tiền được hãng thu về rồi chuyển cho tài xế, không cho thấy được cơ chế thị trường ở đây. Vậy, tài xế có phải người lao động của Grab? Có cần chế tài bảo vệ quyền lợi cho tài xế xe công nghệ? Các chuyên gia khẳng định, tài xế là lao động của Grab.

Thông tin với báo chí, ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, dấu hiệu đặc trưng nhất để xác định mối quan hệ đối tác là sự bình đẳng giữa các bên trong mối quan hệ. Tuy nhiên, thực tế mối quan hệ giữa Grab và tài xế có nhiều biểu hiện không đáp ứng được yêu cầu này.

Một chế tài đảm bảo quyền lợi cho các tài xế xe công nghệ - Tại sao không? - Ảnh minh họa

Một chế tài đảm bảo quyền lợi cho các tài xế xe công nghệ - Tại sao không? - Ảnh minh họa

Theo ông Quảng, tài xế Grab phụ thuộc, không có quyền lên tiếng đối với các quyết định liên quan đến điều chỉnh tăng giá cước, tăng khấu trừ, hơn nữa khi làm việc, người lái xe phải thỏa mãn những quy định quản lý chặt chẽ do hãng đặt ra, bao gồm bắt buộc mặc đồng phục có nhận diện khi chở khách hay chấm điểm hành vi người lái xe.

“Đây rõ ràng không phải là hợp đồng hợp tác mà chính là mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, Grab đang lợi dụng quy định chưa chặt chẽ về lao động để khoác lên cho tài xế hình thức mỹ miều là hợp đồng hợp tác”, ông Quảng nói.

Cũng theo ông Quảng, trách nhiệm của Grab đối với tài xế hiện nay rất lỏng lẻo, Grab phải coi tài xế, đang được định danh đối tác là người lao động và phải điều chỉnh chính sách theo pháp luật để bảo vệ quyền lợi của người lao động, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải vào cuộc, xác định rõ bản chất mối quan hệ giữa Grab và tài xế, từ đó áp dụng các biện pháp để bảo vệ người lao động.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Phạm Minh Huân cũng đánh giá, quan hệ giữa Grab và tài xế giống như thuê lại lao động thông qua hình thức dịch vụ, tuy nhiên, thuê lại lao động thông qua hình thức dịch vụ ở thị trường truyền thống vẫn có quan hệ thuê - mướn, nơi làm việc cụ thể, còn tài xế xe công nghệ không có thời gian và địa điểm làm việc cụ thể.

Ông Huân đề xuất, thành lập các nghiệp đoàn riêng để bảo vệ cộng đồng tài xế yếu thế. Nghiệp đoàn này cùng các tổ chức xã hội sẽ giúp tập hợp tiếng nói của tài xế, thống nhất về hành động, ứng xử, cần xem xét bài học quan hệ lao động trong lĩnh vực gọi xe công nghệ cho các mô hình, các quan hệ lao động, nghiên cứu điều chỉnh Luật Lao động để theo kịp sự phát triển của thị trường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hãng xe công nghệ và tài xế: Quan hệ đối tác kinh doanh hay quan hệ lao động? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713466701 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713466701 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10