Chiến lược đầu tư tích sản

Diendandoanhnghiep.vn Chiến lược đầu tư tích sản sẽ phù hợp hơn ở giai đoạn này, nghĩa là mua gom tích lũy các cổ phiếu lớn, cổ phiếu chất lượng cao, chọn lọc từ nhóm VN30.

>>> Các chủ doanh nghiệp bất động sản tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu

Việc kiểm soát danh mục cổ phiếu phù hợp là rất quan trọng, không nên giải ngân quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến hành vi đầu tư.

Áp lực điều chỉnh mạnh

Ngày 2/11 vừa qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất thêm 0,75% lần thứ tư liên tiếp và trong kỳ họp tháng 12 tới, FED có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất khoảng 0,5%. Trong giai đoạn này, với lạm phát Mỹ đang duy trì ở mức rất cao trong vòng 40 năm, thì FED vẫn phải đưa ra thông điệp “diều hâu”. Điều này sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến TTCK trong nước và quốc tế.

TTCK Việt Nam đang chờ đợi Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra điều chỉnh chính sách về tỷ giá, tăng lãi suất điều hành, lãi suất trên OMO, thị trường I, hoặc thị trường II một cách phù hợp hơn sau động thái nói trên của FED.

Trong phiên sáng ngày 7/11, VN-Index đã giảm 22 điểm xuống 969 điểm, áp lực điều chỉnh trên TTCK Việt Nam là tương đối lớn với 365 mã giảm giá, 54 mã tăng giá và 50 mã đứng tham chiếu. Do đó, các nhà đầu tư cần phải tính đến thị trường có khả năng giảm sâu thêm về ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn quanh 900 - 910 điểm.

Về số liệu các doanh nghiệp niêm yết trên thị TTCK Việt Nam, theo thống kê gần đây, tổng lợi nhuận sau thuế của 769 doanh nghiệp và ngân hàng quý 3/2022 tăng 10,5% so với cùng kỳ, đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ quý 4/2020. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của 25/27 ngân hàng chỉ tăng trưởng 55% so với cùng kỳ do không còn chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay, cũng như áp lực về trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay.

>>> Đã đến lúc “bắt đáy” chứng khoán?

Trước đó trong quý 2/2022, lợi nhuận của các ngân hàng đã giảm 4,9%, NIM thu hẹp do chi phí vốn vay tăng nhanh so với lãi suất cho vay. Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng chậm lại khi room tín dụng không còn nhiều, tỷ lệ nợ xấu tăng,... là những nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng giảm so với thời kỳ trước.

 Ngày 7/11, VN-Index đã giảm 22 điểm xuống 969 điểm, các nhà đầu tư cần tính đến khả năng thị trường sẽ giảm sâu hơn. Ảnh: AIS

Ngày 7/11, VN-Index đã giảm 22 điểm xuống 969 điểm, các nhà đầu tư cần tính đến khả năng thị trường sẽ giảm sâu hơn. Ảnh: AIS

Cần chiến lược phù hợp

Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, VN30 có lúc giảm từ 1.000 về 970-975 điểm. Nhìn chung đối với các cổ phiếu nhóm VN30, áp lực điều chỉnh giảm điểm tương đối mạnh, dẫn đến khả năng nhóm này có thể sẽ giảm tiếp. Trên chỉ số này có dấu hiệu bán ra, nên các hợp đồng tương lai cũng bị áp lực. Vì vậy, các nhà đầu tư nên thận trọng, phải tính đến việc chọn lọc các cổ phiếu chất lượng và đầu tư với tầm nhìn dài, mua tích sản; còn giao dịch ngắn hạn hiện nay là rất khó khăn.

Cũng trong phiên giao dịch này, hàng loạt cổ phiếu thuộc ngành bất động sản cũng bị nhà đầu tư ồ ạt đặt lệnh bán, khiến giá các cổ phiếu này giảm mạnh, như DIG, DXG, KDH, NLG.... Riêng trong khối ngân hàng, có cổ phiếu VCB vẫn giữ giá, có những lúc tiến đến vùng 71.500 - 72.000 đồng/cổ phiếu, thậm chí tăng lên đến 72.800 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn chỉ nên mua vào ở tỷ trọng nhỏ, không nên giải ngân quá nhiều vào một cổ phiếu nào đó ở thời điểm này.

Với cổ phiếu CTG, hiện nay vẫn đang gặp ngưỡng cản ngắn hạn ở vùng 24.000 – 25.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư chưa nên mua mới cổ phiếu này ở thời điểm này, mà chỉ nên giữ tỷ trọng ở một số mã đã mua, ngay cả với những cổ phiếu đang bị lỗ cũng không nên quá quan ngại. Với phần tiền dư mới, dư thêm, nhà đầu tư có thể đợi thời cơ để mua thêm vì hiện tại chưa có điểm mua phù hợp.

Như vậy trong giai đoạn này, áp lực giảm điểm của các nhóm cổ phiếu lớn rất đáng lưu ý, nhất là từ các cổ phiếu thép, khiến các nhà đầu tư có những lo lắng nhất định và thanh khoản không có sự nổi trội để có thể tích lũy ở vùng đáy. Do đó, áp lực điều chỉnh của thị trường có thể vẫn tiếp tục diễn ra. Quan điểm của chúng tôi là nhà đầu tư phải hết sức thận trọng, vì áp lực điều chỉnh của các nhóm cổ phiếu lớn sẽ dẫn đến áp lực tới chỉ số VN-Index.

Do đó, quan điểm giao dịch ngắn hạn là rất khó nếu không chọn được điểm mua bán hợp lý và cũng khó mở vị thế lớn giao dịch trong hiện tại. Chiến lược đầu tư tích sản sẽ phù hợp hơn ở giai đoạn này, nghĩa là mua gom tích lũy các cổ phiếu lớn, cổ phiếu chất lượng cao, chọn lọc từ nhóm VN30, tích lũy định kỳ hàng tháng và đợi trôi qua thời điểm thị trường khó khăn.

Song trong bối cảnh hiện nay, thực sự rất khó để nói khi nào thị trường kết thúc xu hướng điều chỉnh. Vì vậy trong giai đoạn này, nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị danh mục cổ phiếu một cách an toàn. Đặc biệt, ưu tiên hơn là vùng giá các cổ phiếu để đưa ra chiến lược mua tích lũy với tầm nhìn dài hạn, việc quan tâm tới giao dịch mua đi bán lại các cổ phiếu sẽ tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư không chuyên. Chúng ta cũng không nên quá mong chờ vào thông tin tích cực để đưa ra những kỳ vọng lớn trong việc mua bán các mã cổ phiếu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến lược đầu tư tích sản tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713868193 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713868193 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10