Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ phải là vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển, có kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai…
>>Chủ tịch nước: VSIP Nghệ An phấn đấu nổi tiếng ở khu vực miền Trung
Đây là một trong những nội dung thể hiện trong Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị ban hành về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đối với 14 tỉnh, thành khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ vừa được tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai vào ngày 16/11 vừa qua.
Trước đó, vào ngày 16/8/2004 Bộ Chính trị khoá IX cũng đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010”; Kết luận số 25-KL/TW ngày 02/8/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2020.
>>Chuyển đổi số doanh nghiệp du lịch miền Trung: Xu hướng tất yếu để phát triển
Đến nay, sau 18 năm triển khai Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị, nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ trên tất cả các phương diện.
So với Nghị quyết 39 với 3 quan điểm định hướng chung thì Nghị quyết 26 lần này đã xác định rõ ràng, đầy đủ 5 quan điểm chỉ đạo quan trọng và mới mẻ. Cụ thể, việc xác định rõ hơn vị trí, vai trò chiến lược, đặc biệt quan trọng của vùng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, nhất là về kinh tế biển và quốc phòng, an ninh biển, đảo của Tổ quốc đã được cụ thể hoá với nhiều nội dung phù hợp với thực tiễn từng địa phương.
Nghị quyết số 26-NQ/TW xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ phải là vùng phát triển năng động, nhanh, mạnh và bền vững hơn nữa về kinh tế biển; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao trong phòng, chống thiên tai và thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn của cả nước với các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuẩn quốc gia và khu vực...
Quyết tâm phấn đấu để đến năm 2045, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ là một vùng phát triển nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn ngang tầm khu vực châu Á với các khu kinh tế ven biển hiện đại và hệ thống đô thị ven biển thông minh, bền vững, có bản sắc riêng, thân thiện với môi trường, có khả năng chống chịu cao trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu...
>>Miền Trung: Tập trung thu hút đầu tư logictics để phát triển kinh tế
Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị cũng đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu đề ra gồm: Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng; Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế biển. Tập trung phát triển mạnh hệ thống đô thị, nhất là hệ thống đô thị ven biển; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, nhất là hạ tầng giao thông.
Đặc biệt, Hội nghị lần này, Bộ Chính trị cũng định hướng kêu gọi và thúc đẩy đầu tư tuyến đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn đoạn qua Nghệ An. Đây được xem như tuyến giao thông quan trọng để kết nối xuyên Á trong tương lai, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho cả khu vực.
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đang được xác định là “phên dậu” của Tổ quốc trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước.
Hiện khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ được xác định với 3 tiểu vùng như sau: Bắc Trung Bộ (gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị); vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định); vùng Nam Trung Bộ (gồm: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) với 9 sân bay, trong đó có 3 sân bay quốc tế; nhiều cảng biển lớn như: Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Tiên Sa, Dung Quất, Quy Nhơn, Vũng Rô, Nha Trang, Cam Ranh… Cùng với đó, nhiều tiềm năng, lợi thế của vùng hiện đang trong trạng thái “ngủ đông” chưa được khai thác, “đánh thức” kịp thời.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết 26 vào ngày 16/11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ thực sự là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là “mặt tiền” của quốc gia, “khúc ruột” của Tổ quốc là “cửa ngõ” ra biển cả, “bệ đỡ” cho các tỉnh Tây Nguyên, kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây với đường hàng hải, hàng không quốc tế, nhiều cảng biển và cảng hàng không lớn; có vị trí địa lý chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây; có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, với các nước bạn Lào, Đông Bắc Cam-Pu-Chia, Đông Bắc Thái Lan và Mi-An-Ma, nên có ý nghĩa quan trọng cho phát triển kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm