Chiến sự Nga - Ukraine: Bất cập từ viện trợ vũ khí

CẨM ANH 25/07/2023 03:00

Việc Ukraine phụ thuộc quá nhiều vào viện trợ vũ khí từ Mỹ và phương Tây đang dần bộc lộ những bất cập.

>>Cuộc phản công của Ukraine đang gặp trở ngại

Hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không Patriot là vũ khí hiệu quả mà Mỹ cung cấp cho Ukraine. Ảnh: Reuters

Hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không Patriot là vũ khí hiệu quả mà Mỹ cung cấp cho Ukraine. Ảnh: Reuters

Hiện nay, Ukraine đang bị kéo vào một cuộc chiến tranh tiêu hao chống lại quân đội Nga. Điều này có thể thấy, trong chiến dịch phản công mùa hè, khi Ukraine cử binh lính của mình đến các quốc gia NATO để huấn luyện, thì Moscow đã tiến hành xây dựng các chiến hào và công sự kiểu cũ.

Trong một cuộc chiến tiêu hao, yếu tố quan trọng nhất là quân số và vũ khí. Bất chấp việc các báo cáo chỉ ra Nga cũng đang gặp phải tình trạng thiếu đạn dược, nhưng nước này vẫn đang có nhiều hơn Ukraine. Đây là một lợi thế thiết yếu đối với Nga và là một thách thức quan trọng đối với Ukraine. 

Tướng Richard Barrons, cựu Chỉ huy Bộ Tư lệnh Lực lượng Liên hợp Anh chỉ ra: "Lỗ hổng chính của Ukraine bắt nguồn từ sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí của Mỹ và phương Tây. Trong khi đó, mặc dù Nga cũng phải đối mặt với các vấn đề về sản xuất vũ khí nhưng nước này có năng lực tự sản xuất quốc phòng tốt."

Báo cáo vào đầu năm nay của The Eonomist chỉ ra rằng quân đội Ukraine đang sử dụng khoảng 180.000 quả đạn pháo mỗi tháng. Trước chiến sự Nga- Ukraine, Mỹ có thể sản xuất khoảng 40.000 quả đạn pháo mỗi tháng. Nhận thấy nhu cầu bổ sung kho dự trữ đang cạn kiệt, Mỹ đã nhanh chóng phản ứng bằng cách tăng sản xuất trong nước và đầu tư mở rộng công suất sản xuất vũ khí.

Nhưng năng lực sản xuất hiện tại của các nhà máy của Mỹ hầu như không đủ để đáp ứng nhu cầu vũ khí ngày càng tăng của Ukraine. Như The Washington Post đã lưu ý, mặc dù tiến độ sản xuất được đẩy nhanh, nhưng ước tính sẽ mất ít nhất 5 năm để bổ sung vào kho các mặt hàng như tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa đất đối không Stinger, cũng như các nhu yếu phẩm hậu cần khác.

>> Chiến sự Nga - Ukraine sẽ lan rộng ra Biển Đen?

Tên lửa

Tên lửa phòng không AIM-7 

Cho dù Mỹ và phương Tây vẫn cam kết và sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine “chừng nào còn có thể”, nhưng hiệu quả của viện trợ phương Tây vẫn là một mối quan ngại lớn. Tại cuộc họp báo ngày 31/5 tại Nhà Trắng, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết Mỹ sẽ tăng cường cung cấp các hệ thống phòng không cho Ukraine để đáp trả việc Nga leo thang các cuộc tấn công.

Trong gói viện trợ mới, việc Mỹ bổ sung tên lửa phòng không AIM-7 hay không vẫn còn là một bí ẩn. Các báo cáo cho thấy những tên lửa này sẽ được tích hợp vào các hệ thống phóng tên lửa Buk trên đất liền của Ukraine có nguồn gốc từ Liên Xô cũ.

Nhưng các chuyên gia quân sự nhận định việc điều chỉnh một tên lửa như vậy đặt ra một thách thức đáng kể do hệ thống dẫn đường bán chủ động của nó. Theo ông Aswin Jia-Song Lin, chuyên gia tại Chương trình Tiến sĩ Quốc tế về Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương (IDAS) chỉ ra, radar được sử dụng để chỉ định mục tiêu phải hoạt động trên cùng tần số với đầu dẫn đường của tên lửa được phóng.

Do đó, chi tiết về cách thức để làm cho hệ thống này hoạt động trên bệ phóng Buk vẫn chưa được giải thích. Tương tự, những lo ngại này cũng xảy ra khi các tên lửa Zuni của Mỹ sẽ được tích hợp với các máy bay Su-25 của Không quân Ukraine.

"Tất cả những ví dụ này cho thấy mấu chốt của vấn đề: Mỹ và phương Tây đang gửi bất cứ thứ gì có sẵn cho Kiev. Số lượng thiết bị quân sự không phù hợp được gửi đến Ukraine càng nhiều và phạm vi biến thể vũ khí càng rộng thì các lực lượng Ukraine càng khó học cách sử dụng và phối hợp chúng một cách hiệu quả", ông Aswin Jia-Song Lin nhấn mạnh.

Nếu Mỹ và các quốc gia phương Tây không hỗ trợ Ukraine đạt được cân bằng tiềm lực quân sự với Nga, có khả năng Ukraine sẽ khó giành thêm chiến thắng trong cuộc phản công hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Hé lộ

    Hé lộ "nhân tố bí ẩn" đang viện trợ cho Ukraine

    04:00, 22/07/2023

  • Tham nhũng trong viện trợ ở Ukraine - nỗi lo mới của Mỹ

    Tham nhũng trong viện trợ ở Ukraine - nỗi lo mới của Mỹ

    04:00, 21/07/2023

  • Viện trợ phát triển -

    Viện trợ phát triển - "trận địa" mới của Trung Quốc và phương Tây

    04:00, 24/06/2023

  • Vì sao ông Trump sẽ ngăn Mỹ viện trợ cho Ukraine nếu tái đắc cử?

    Vì sao ông Trump sẽ ngăn Mỹ viện trợ cho Ukraine nếu tái đắc cử?

    03:30, 15/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Vì sao Mỹ chưa viện trợ máy bay F16 cho Ukraine?

    Chiến sự Nga - Ukraine: Vì sao Mỹ chưa viện trợ máy bay F16 cho Ukraine?

    03:00, 12/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến sự Nga - Ukraine: Bất cập từ viện trợ vũ khí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO