Vì sao ông Trump sẽ ngăn Mỹ viện trợ cho Ukraine nếu tái đắc cử?

CẨM ANH 15/05/2023 03:30

Việc ông Trump không cam kết viện trợ Ukraine nếu tái đắc cử Tổng thống Mỹ đã gây ra nhiều lo lắng cho Ukraine nếu chiến sự Nga- Ukraine tiếp tục kéo dài.

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Nhân tố mới bất ngờ thay đổi cục diện

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump

Trong cuộc phỏng vấn với CNN, ôngTrumpcho biết nếu tái đắc cử Tổng thống Mỹ, ông sẽ gặp lãnh đạo Nga và Ukraine để yêu cầu họ ngừng giao tranh, chấm dứt xung đột trong 24 giờ. Đồng thời, cựu Tổng thống Mỹ nói rằng Mỹ đã viện trợ Ukriane quá nhiều, do đó châu Âu nên "chi thêm tiền".

Khi được hỏi về viện trợ cho Ukraine, ông Trump đã không cam kết tiếp tục chính sách này nếu tái đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm 2024. "Chúng ta đang cho đi rất nhiều vũ khí, để rồi ngay lúc này, Mỹ không có đủ đạn cho chính mình. Chúng ta đã cho đi quá nhiều", ông nói.

Trong bài nhận định của mình, chuyên gia Daniel R. DePetris, thành viên của Defense Priorities, một tổ chức nghiên cứu chính sách đối ngoại Mỹ đánh giá, chắc chắn sẽ có một làn sóng phản đối các tuyên bố của ông Trump, nhưng thật sai lầm khi bác bỏ ngay lập tức tất cả các quan điểm của ông ấy, đặc biệt là khi sự ủng hộ trong đảng Cộng hòa đối với việc Mỹ can thiệp vào cuộc chiến đang giảm xuống.

Tính đến tháng 1/2023, chỉ có 39% đảng viên đảng Cộng hòa ủng hộ tiếp tục cung cấp vũ khí của Mỹ cho Ukraine và chỉ 21% ủng hộ hỗ trợ tài chính, con số này giảm từ mức lần lượt là 53% và 28% kể từ khi chiến sự Nga- Ukraine bắt đầu.

Ông Trump cho rằng, việc kêu gọi một giải pháp cho chiến sự Nga- Ukraine là điều rất cần thiết. Rất nhiều cuộc chiến trong suốt lịch sử đã kết thúc bằng các giải pháp ngoại giao thay vì một chiến thắng hoàn toàn".

Chuyên gia Daniel R. DePetris nói thêm, các quan chức tình báo Mỹ đánh giá rằng Ukraine có thể không có đủ sức mạnh chiến đấu để giành chiến thắng hoàn toàn trong cuộc chiến với Nga. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley cũng cho rằng chiến tranh “có lẽ sẽ kết thúc ở đâu đó, bằng cách nào đó tại bàn đàm phán”.

Vào tháng 11 năm ngoái, các quan chức cấp cao của Tổng thống Biden được cho là đã thúc ép các quan chức Ukraine phải duy trì đàm phán với Nga. Và theo nhiều nguồn tin, các quan chức châu Âu đang kỳ vọng Mỹ sẽ dẫn dắt một giải pháp ngoại giao sau khi Ukraine giành lại nhiều lãnh thổ hơn trong cuộc phản công của họ.

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Mỹ sử dụng “đòn hiểm” với Nga

Trận địa phòng không Ukraine bị Nga phá hủy hồi năm 2022. Ảnh: AP

Trận địa phòng không Ukraine bị Nga phá hủy hồi năm 2022. Ảnh: AP

"Sự khác biệt chính giữa chính quyền ông Biden và ông Trump về vấn đề Ukraine dường như không phải là liệu các cuộc đàm phán có nên diễn ra hay không, mà là khi nào nó nên diễn ra", ông DePetris nhấn mạnh.

Một điểm khác mà ông Petris cho rằng ông Trump đã đúng là sự chênh lệch lớn giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu về vấn đề hỗ trợ cho Ukraine, ngay cả khi ông ấy phóng đại quá mức số lượng viện trợ của Mỹ. 

Mỹ đã cung cấp hơn 37 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ tháng 2/2022; tiếp theo trong danh sách là Vương quốc Anh với 5,7 tỷ USD. Mặc dù con số đó gần tương ứng với chênh lệch GDP giữa hai quốc gia, nhưng Đức, nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới và lớn nhất ở châu Âu, chỉ viện trở khoảng 3,9 tỷ USD. Và cả Vương quốc Anh và Đức đều gần Ukraine hơn nhiều.

Bên cạnh đó, ông Trump cũng đề cập đến những khó khăn mà Mỹ gặp phải trong việc bổ sung thiết bị quân sự của chính mình khi họ tiếp tục gửi số lượng vũ khí trị giá hàng trăm triệu USD.

Cơ sở quốc phòng công nghiệp của Mỹ đang phải vật lộn để theo kịp tiến độ của cuộc chiến. “Nhu cầu to lớn của Ukraine đang tạo ra những thách thức trong việc cung cấp vật tư cho các hoạt động chiến đấu ở mức độ mà tôi không lường trước được”, cựu Tư lệnh Đồng minh Tối cao NATO, Đô đốc James Stavridis cảnh báo. 

Lập trường của ông Trump về Ukraine đôi khi có thể tạo ra những tranh cãi về mặt đạo đức là điều dễ hiểu, nhưng chuyên gia DePtris nhận định, thực tế cần phải được cân nhắc. Và những quan điểm của ông Trump có thể sẽ gây được tiếng vang với nhiều cử tri hơn khi chiến sự Nga- Ukraine kéo dài.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng tuyên bố của cựu Tổng thống Mỹ rằng ông có thể đàm phán chấm dứt chiến tranh trong vòng 24 giờ nếu ông trở lại Nhà Trắng hoàn toàn là ảo tưởng. Gần như chắc chắn rằng sẽ không có cuộc đàm phán nào diễn ra cho đến khi cuộc phản công tiếp theo của Ukraine kết thúc. Thậm chí sau đó, có thể mất thêm nhiều tháng trước khi hai bên kiệt sức để ngồi vào bàn đàm phán.

Có thể bạn quan tâm

  • Truy tố ông Donald Trump sẽ tái định hình bầu cử Mỹ 2024

    Truy tố ông Donald Trump sẽ tái định hình bầu cử Mỹ 2024

    04:30, 03/04/2023

  • Chính trường Mỹ chia rẽ sâu sắc sau vụ khởi tố ông Trump

    Chính trường Mỹ chia rẽ sâu sắc sau vụ khởi tố ông Trump

    03:00, 01/04/2023

  • Bị truy tố, ông Donald Trump còn cơ hội trở lại Nhà Trắng?

    Bị truy tố, ông Donald Trump còn cơ hội trở lại Nhà Trắng?

    12:48, 31/03/2023

  • Đường trở về Nhà trắng đã khép lại với ông Donald Trump?

    Đường trở về Nhà trắng đã khép lại với ông Donald Trump?

    04:30, 21/03/2023

  • "Cánh cửa" tái tranh cử dần khép lại với ông Trump

    04:30, 30/01/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao ông Trump sẽ ngăn Mỹ viện trợ cho Ukraine nếu tái đắc cử?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO