Vụ rò rỉ tài liệu mật của Mỹ một lần nữa khẳng định chiến sự Nga - Ukraine là cuộc chơi thiêu đốt tiềm lực cho đến khi một bên kiệt quệ.
>>Chiến sự Nga - Ukraine sẽ kết thúc sau mùa xuân 2023?
Vụ rò rỉ tài liệu mật nhạy cảm của Chính phủ Mỹ được tờ Washington Post thu thập được cho thấy, chiến sự Nga - Ukraine sẽ kéo dài sang năm 2024 và có thể lâu hơn, không có khả năng đàm phán.
Phân tích của tình báo Mỹ dẫn đến kết luận quan trọng, ngay cả khi quân đội Tổng thống Zelensky giành lại hầu hết lãnh thổ và gây ra tổn thất nặng nề cho Nga (dù kịch bản này khó xảy ra), nhưng nếu có, cũng chẳng thể thu xếp chiến tranh bằng đàm phán.
Vì thế, tài liệu tối mật nghiêng về khả năng, trong đó không bên nào đạt được lợi thế quyết định, được mô tả trong tài liệu là “kịch bản có khả năng xảy ra nhất”. Ông Heather Conley, một học giả về châu Âu và là chủ tịch của Quỹ Marshall của Đức, cho biết: “Cuộc chiến này luôn là một cuộc đua xem ai hết tài nguyên trước."
Sở dĩ tài liệu này được quan tâm rộng rãi là bởi, nó bị tuồn ra từ nước Mỹ, một bên cực kỳ quan trọng, nếu không muốn nói là nắm quyền chi phối chiến sự Nga - Ukraine tiếp diễn đến đâu; đối đầu ra sao.
Logic này tất yếu dẫn đến sân đấu toàn diện, không chỉ là sinh mạng, lãnh thổ, trên chiến trường, mà còn so kè sức mạnh tài nguyên, tiền bạc, công nghiệp quốc phòng, dĩ nhiên chẳng thể loại trừ việc thử thách quyền lực chính trị của các nhà lãnh đạo phương Tây.
Chi phí kinh tế cho cuộc chiến này là không thể kiểm đếm. Ông Boris Grozovski, một chuyên gia kinh tế từ Trung tâm Wilson (Mỹ), ước tính rằng chi tiêu quân sự của Nga tiếp tục tăng nhanh và có thể đã vượt mốc 119 tỷ USD (9.000 tỷ ruble), chiếm hơn 1/3 tổng chi tiêu chính phủ Nga năm 2022.
Ngoài ra, thiệt hại trực tiếp và gián tiếp với nền kinh tế ở mức khổng lồ, hàng nghìn doanh nghiệp nước ngoài đã rời đi; Nga mất khách hàng năng lượng lớn nhất của mình, thặng dư từ dầu mỏ và khí đốt giảm sút do phải chiết khấu rất cao để thuyết phục Trung Quốc và Ấn Độ tiêu thụ.
Mỹ đã viện trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Ukraine với tổng trị giá hơn 110 tỷ USD, trong đó gần 30 tỷ USD dành cho vũ khí và đào tạo binh sĩ. Tuy nhiên, Washington thu lại phân nửa nhờ hợp đồng vũ khí tăng đột biến với châu Âu. Và cũng cần nói thêm rằng, với vị thế đồng USD hiện nay, Nhà trắng có thể chi bao nhiêu tùy thích.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Tình thế khó của phương Tây
Nhưng, lợi ích “địa chính trị” mới thực sự quan trọng với Mỹ. Nhờ cuộc chiến này, nước Mỹ phát huy trở lại vai trò dẫn dắt thế giới - điều mà Trung Quốc rất khao khát; hồi sinh và mở rộng “tấm khiên” NATO; cái cớ hết sức hợp lý để siết chặt bao vây, cấm vận đối thủ.
Tuy nhiên, xét về tiềm lực chính trị, phương Tây không kiên cố bằng Nga; các đảng phái đối lập ở châu Âu sẵn sàng hạ bệ phe cầm quyền nếu chỉ số tiêu dùng, sinh hoạt, việc làm không được cải thiện. Bản thân các nhà lãnh đạo Anh, Pháp, Đức và Italy hiện nay rất “mẫn cảm” với tình hình nội bộ.
Nói vậy có nghĩa rằng, khả năng duy trì sự thống nhất ở châu Âu thường không được đánh giá cao, nhất là nhiệm vụ không có lợi ích kinh tế như việc đài thọ ngày càng lớn cho Ukraine.
Một trục lợi ích dầu mỏ mới đang hình thành gồm Nga, Trung Quốc, OPEC, Ấn Độ, trong tương lai gần có khả năng vô hiệu quá quyền lực của Mỹ nếu như nước này quá say mê với vai trò hoạch định cuộc chiến ở Ukraine.
Có thể bạn quan tâm