Chiến sự Nga- Ukraine: Kinh tế Nga "ngấm đòn" suy thoái

Diendandoanhnghiep.vn Ngân hàng Thế giới từng dự báo, tăng trưởng kinh tế Ukraine sẽ sụt giảm gần một nửa do chiến sự Nga- Ukraine và rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Điều này có thể đã đúng với thực trạng hiện nay.

GDP) của Nga trong quý III/2022 giảm 4%, sau khi ghi nhận mức giảm 4,1% trong quý II.

GDP của Nga trong quý III/2022 đã giảm 4%, sau khi ghi nhận mức giảm 4,1% trong quý II.

>> Chiến sự Nga- Ukraine kéo dài, kinh tế Nga lún sâu suy thoái

Cơ quan thống kê liên bang Nga (Rossat) vừa công bố các số liệu sơ bộ cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong quý III/2022 giảm 4%, sau khi ghi nhận mức giảm 4,1% trong quý II. Như vậy, về mặt kỹ thuật, Nga đã rơi vào suy thoái kinh tế khi tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp. Như vậy, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã làm suy yếu nền kinh tế Nga.

Khi chiến sự Nga- Ukraine xảy ra, người Nga đổ xô mua USD và Euro để tự bảo vệ mình trước khả năng đồng Rúp lao dốc mạnh. Tuy nhiên, do các biện pháp trừng phạt, các công ty nhập khẩu hàng hóa đã ngừng mua ngoại tệ để thanh toán hàng hóa nhập khẩu. Kết quả là, nhập khẩu của Nga đã giảm 40%, nhờ vậy đồng Rúp đã tăng giá. Tuy nhiên, trong 8 tháng tới, với tổn thất của Nga ở Ukraine ngày càng tăng, các chuyên gia dự đoán rằng người Nga sẽ mua nhiều ngoại tệ hơn, khiến đồng Rúp sẽ giảm mạnh. Hơn nữa, một lượng lớn dự trữ ngoại tệ của nước này bị đóng băng ở nước ngoài sẽ không thể giúp can thiệp thị trường.

Đáng chú ý, việc hạn chế khả năng tiếp cận của Nga với vi điện tử, chip và chất bán dẫn khiến việc sản xuất ô tô và máy bay của nước này gần như không thể. Từ tháng 3 đến tháng 8/2022, sản xuất ô tô của Nga đã giảm 90% và sản lượng máy bay cũng giảm tương tự. Điều này cũng xảy ra với việc sản xuất vũ khí. Chính phủ Nga đã kỳ vọng rằng các tuyến thương mại mới với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác không nằm trong phạm vi lệnh trừng phạt sẽ bù đắp cho sự sụt giảm nhập khẩu từ Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, đồng Rúp mạnh bất thường trong thời gian qua là tín hiệu cho thấy các kênh nhập khẩu ấy không hoạt động hiệu quả. 

Ông Konstantin Sonin - nhà kinh tế học người Nga tại Đại học Chicago, nhận định hậu quả thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi Nga củng cố quyền kiểm soát của họ đối với khu vực tư nhân. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định quốc hữu hóa nhiều doanh nghiệp lớn. Theo đó, các doanh nghiệp này được cho là đã và đang phải duy trì lượng lao động dư thừa trong biên chế. Ngay cả các doanh nghiệp tư nhân cũng bị cấm sa thải nhân viên. Điều này đã đảm bảo việc làm cho người dân Nga ít nhất là trong thời điểm hiện tại, giúp gia tăng uy tín của ông Putin với các cử tri của ông.

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Kinh tế Nga “ngấm đòn” trừng phạt

Tuy nhiên theo ông Konstantin Sonin, một nền kinh tế, trong đó các doanh nghiệp không thể hiện đại hóa, tái cơ cấu và sa thải nhân viên để tăng lợi nhuận, sẽ sớm bị trì trệ. Không có gì ngạc nhiên khi tăng trưởng GDP của Nga từ năm 2009 đến 2021 đạt trung bình 0,8%/năm, thấp hơn so với giai đoạn những năm 1970 và 1980 trước khi Liên Xô sụp đổ. Và trong bối cảnh bị liên tục chịu các đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây, thì kinh tế nước này sẽ chịu tốn thất hơn nữa.

Lực lượng Nga đã buộc phải rút khỏi Kherson để bảo toàn lực lượng.

Quân đội Nga đã buộc phải rút khỏi Kherson để bảo toàn lực lượng.

Kể từ khi bắt đầu chiến sự Nga- Ukraine, chính phủ Nga đã siết chặt hơn nữa sự kiểm soát của mình đối với khu vực tư nhân. Bắt đầu từ tháng 3/2022, Điện Kremlin đã ban hành các quy định cho phép chính phủ có quyền đóng cửa các doanh nghiệp, ra quyết định sản xuất và định giá hàng hóa sản xuất. Việc huy động hàng loạt tân binh bắt đầu vào tháng 9/2022 đang cung cấp cho ông Putin một đòn bẩy khác để sử dụng đối với các doanh nghiệp Nga vì để duy trì lực lượng lao động của họ, các nhà lãnh đạo công ty sẽ cần phải thương lượng với các quan chức chính phủ để đảm bảo rằng nhân viên của họ được miễn nghĩa vụ quân sự.

Các nhà hoạch định chính sách đánh giá, nền kinh tế Nga từ lâu đã hoạt động dưới sự kiểm soát của chính phủ. Nhưng những động thái gần đây nhất của nước này  đang đưa sự kiểm soát này lên một tầm cao mới. Các nhà kinh tế Andrei Shleifer và Robert Vishny cho rằng, tốc độ tăng trưởng cao trong thập kỷ đầu tiên của ông Putin tại vị một phần là do cách ông tập trung quyền lực vào Điện Kremlin, loại bỏ những kẻ cạnh tranh như các nhà tài phiệt hoạt động bên ngoài chính phủ. Việc đẩy mạnh thành lập quân đội tư nhân và các tiểu đoàn tình nguyện cho xung đột với Ukraine đang tạo ra các trung tâm quyền lực mới. Điều đó có nghĩa là tham nhũng phi tập trung gần như chắc chắn sẽ xuất hiện trở lại ở Nga.

“Để nền kinh tế Nga phục hồi trở lại, cần nhiều hơn những cải cách lớn về thể chế. Sự sụp đổ của nhà nước Xô Viết đã khiến các thể chế của thời đại đó không còn phù hợp. Sau đó là một quá trình lâu dài và gian khổ để xây dựng các thể chế mới, nâng cao năng lực nhà nước và giảm thiểu tham nhũng. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế đang suy thoái mạnh như hiện nay, thì nước Nga cũng sẽ mất ít nhất một thập kỷ để quay trở lại thời kỳ trước chiến sự Nga- Ukraine”, ông Konstantin Sonin nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến sự Nga- Ukraine: Kinh tế Nga "ngấm đòn" suy thoái tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714166393 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714166393 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10