Tất cả nguyên nhân khủng hoảng địa chính trị đều quy về cuộc chiến ở Đông Âu. Nhưng thực tế đó chỉ là hiện tượng phản ánh bản chất quan hệ Nga - châu Âu.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Nỗi lo thầm lặng của châu Âu
Không có cơ sở văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại thì không có văn minh châu Âu, không có văn minh châu Âu hiện đại thì không có văn minh loài người hiện đại. Những nhận xét bổ sung như trên không phải không có cơ sở.
Bởi vì các cuộc cách mạng tư sản châu Âu, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, và nền sản xuất đại công nghiệp đã làm bùng nổ khoa học công nghệ, tạo ra của cải vật chất khổng lồ, quyết định xu hướng tồn tại và phát triển của nhân loại trong suốt 4 thế kỷ qua.
Ngay chính lúc này, cuộc chiến tranh Nga - Ukraine xảy ra trong lòng châu Âu vốn đã suy yếu hơn thế kỷ trước. Tất thảy sự thay đổi mang tầm vĩ mô, chiến lược nào xảy ra ở châu lục này đều kéo theo ảnh hưởng lên phần còn lại.
Chiến sự Nga- Ukraine đang khiến “lục địa già” thay đổi sâu sắc và toàn diện. Trong bối cảnh rối loạn tài chính toàn cầu năm 2008, bắt đầu hình thành một cuộc khủng hoảng kéo dài của khu vực đồng euro, tiếp theo là cuộc khủng hoảng người tị nạn và phong trào Brexit.
Việc Tổng thống Putin khao khát vực dậy hào quang đại quốc Nga bắt đầu bằng cuộc chiến với Ukraine đã mở ra kỷ nguyên mà châu Âu không còn sự thống trị của bất cứ đế chế nào như họ đã từng, Ottoman, La Mã, Anh, Phổ,…
Châu Âu suy yếu toàn diện và trở nên phụ thuộc vào Mỹ, có thể nhận thấy hiện trạng này sau hơn 1 năm chiến sự Nga - Ukraine xảy ra. Mọi chương trình cấm vận Nga đều xuất phát từ Washington; các toan tính đảm bảo an ninh năng lượng trong ngắn hạn do Mỹ dẫn dắt.
Chiến tranh đã thúc đẩy các quốc gia thanh bình, trung lập ở Bắc Âu gia nhập tổ chức quân sự hùng mạnh nhất thế giới - NATO. Chiến tranh cũng đã đưa EU và NATO trở thành một mối quan hệ đối tác rõ ràng hơn, có thể nói là hai cánh tay đắc lực của phương Tây.
Về lâu dài, tư cách thành viên NATO của Gruzia, Moldova và Ukraine sẽ là sự bổ trợ đắc lực cho tư cách thành viên EU và là sự đảm bảo bền vững duy nhất của các nước này trước chủ nghĩa phục thù mới của Nga.
>>Châu Âu muốn hòa đàm với Nga, Ukraine có chấp nhận?
Sự dịch chuyển của khối Đông Âu ngày càng rời xa tầm ảnh hưởng của Moscow. Bài phát biểu của Tổng thống Bush (cha) cách đây hơn 30 năm được gợi lại: “Châu Âu toàn vẹn và tự do. Châu Âu không kết thúc ở bất kỳ đường ranh giới rõ ràng nào, mặc dù ở Bắc Cực, qua Địa Trung Hải, và theo một ý nghĩa quan trọng nào đó, thậm chí đến Đại Tây Dương”.
Chiến tranh cũng khơi lại bầu không khí căng thẳng trên toàn bộ châu Âu, hơn một năm qua các chương trình kinh tế, sáng tạo khoa học công nghệ bị gác lại; thay vào đó là các sáng kiến an ninh, phòng thủ chung; tranh cãi kịch liệt về khối lượng, thời gian viện trợ Ukraine; mâu thuẫn nội bộ về cách thức chuyển đổi năng lượng, giảm phụ thuộc vào Nga.
Mối quan hệ châu Âu và Mỹ trở lại thời kỳ vàng son, trục hợp tác hỗn hợp kinh tế - chính trị - quân sự giữa NATO và EU dường như đã trở thành một tham chiếu cho các liên minh kiểu mới.
Có thể bạn quan tâm