Mặc dù Bakhmut không giải quyết mục tiêu trước mắt, song kết cục ở đây có ảnh hưởng sâu sắc đến các chiến dịch lớn, có ý nghĩa định đoạt trong tương lai gần.
>>Vì sao Bakhmut quan trọng trong chiến sự Nga - Ukraine?
Bakhmut "chiếm sóng” nhiều tháng liền, gần đây địa danh này còn được nhắc đến với tần suất dày đặc hơn, trở thành tâm điểm của các tờ báo lớn, tạp chí uy tín hàng đầu thế giới - khi chọn vấn đề nói về chiến sự Nga - Ukraine.
Trong thời gian dài, Bakhmut, một thị trấn nhỏ ở miền Đông Ukraine trở thành chiến trường ác liệt nhất trong chiến sự Nga - Ukraine, đây là "điểm nóng” giao tranh và thương vong cường độ cao bậc nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II.
Hầu hết các nhà quan sát phương Tây đều cho rằng, Bakhmut không có nhiều ý nghĩa chiến lược. Hai chiến lược gia hàng đầu là Tổng thư ký NATO và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thậm chí đã hạ thấp vai trò của Bakhmut
Đây không phải là vùng lãnh thổ rộng lớn; không có chức năng phòng thủ, phản công; hoặc có thể dùng Bakhmut để định đoạt cục diện chiến sự Nga- Ukraine. Vị trí của Bakhmut không hẳn sẽ mang đến cho Nga một con đường rộng mở để giành phần còn lại của Donbass.
Nhưng Bakhmut đã tiêu tốn nguồn lực khổng lồ, theo ước tính khoảng 100 lính Nga và Wagner thiệt mạng mỗi ngày. Moscow ưu tiên bố trí tại đây lực lượng hùng hậu 25.600 quân, 65 xe tăng, 450 xe chiến đấu bọc thép, 154 khẩu pháo và 56 hệ thống pháo phóng loạt đang chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine.
Giống như Nga, Ukraine cũng coi Bakhmut có tầm quan trọng lớn về mặt chính trị hơn là quân sự. Tổng thống Zelensky đã gọi thị trấn là “pháo đài” và coi thành phố này là biểu tượng cho sự kháng cự nhằm làm tiêu hao quân đội Nga.
Tính đến thời điểm Bakhmut bị biến thành “cối xay thịt” khi chiến sự Nga - Ukraine bước qua năm thứ hai, cả hai bên đều chịu áp lực lớn. Phía Kiev phải chứng minh hiệu quả trên chiến trường để thuyết phục đồng minh tăng cường chi viện.
Phía bên kia, Tổng thống Putin cũng không thể “hãm phanh” xung đột, xua tan dư luận trong nước, rằng quân đội Nga lộ rõ yếu kém, mất tính chiến đấu; đập tan hoài nghi về tham vọng mở rộng lãnh thổ.
Nhưng trong bối cảnh cả Nga lẫn Ukraine không thể mở thêm chiến trường mới, chiến thuật bắn phá tràn lan trên toàn lãnh thổ Ukraine tiêu tốn quá nhiều vũ khí mà không đem lại bất cứ thay đổi nào.
Do vậy, Bakhmut được dựng lên để khẳng định cuộc chiến vẫn còn nóng bỏng. Chiến thắng ở Bakhmut sẽ mang đến một số lợi thế và thúc đẩy tinh thần chiến đấu của quân đội Nga. Ngược lại, việc mất đi Bakhmut sẽ làm giảm nhuệ khí của các lực lượng Ukraine.
>>Tại sao Nga muốn kéo dài chiến sự Nga - Ukraine?
Dĩ nhiên, Bakhmut quá khiêm tốn so với mục tiêu của Tổng thống Putin, việc bố trí lực lượng lớn tại đây đã giúp Ukraine khoanh vùng chiến sự, họ chỉ tập trung chiến đấu trên chiến trường vài nghìn km2, giảm bớt gánh nặng về hậu cần, vận tải và chia sẻ lực lượng.
Các nhà quân Nga sự Nga cũng nhận ra điều này nên họ giao Bakhmut cho lực lượng lính đánh thuê Wagner với hy vọng thu hút và làm tiêu hao dần mòn lực lượng chủ lực Ukraine. Giao tranh giành Bakhmut có tầm quan trọng trong việc phá hủy và làm xao lãng các lực lượng của đối phương trước thềm cuộc phản công của Ukraine.
Cố vấn của Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak cho rằng giao tranh ở Bakhmut đã làm hao hụt các đơn vị tốt nhất của Nga trước khi cuộc phản công của Ukraine diễn ra.
Và thực tế, đôi bên đã hiện thực hóa ý tưởng, biến Bakhmut trở thành chiến địa đẫm máu nhất, gợi nhớ lại những trận chiến đơn lẻ, tổng lực từng diễn ra trong Chiến tran thế giới lần thứ nhất.
Mặc dù Bakhmut không giải quyết mục tiêu trước mắt, song kết cục ở đây có ảnh hưởng sâu sắc đến các chiến dịch lớn, có ý nghĩa định đoạt trong tương lai gần.
Có thể bạn quan tâm