Kể từ khi chiến sự Nga- Ukraine nổ ra, Mỹ và các đồng minh liên tục tung các đòn trừng phạt, khiến Nga gặp nhiều thách thức.
>> Chiến sự Nga - Ukraine: Bên nào sẽ chiến thắng?
Ngày 24/2/2022, Nga bắt đầu phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Trước bối cảnh đó, Bộ Tài chính Mỹ đã thảo luận về loạt biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính đối với Nga. Theo đó, các biện pháp trừng phạt được gắn với một chiến lược chính sách đối ngoại rõ ràng hướng tới mục tiêu làm giảm khả năng tiến hành cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Theo chỉ đạo của Tổng thống Joe Biden, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các ngân hàng Nga, hạn chế xuất khẩu các công nghệ nhạy cảm và trừng phạt giới tài phiệt cũng như giới tinh hoa nước này.
Ông Wally Adeyemo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ chia sẻ: "Chúng tôi quyết định nhắm mục tiêu vào ba yếu tố chính của nền kinh tế Nga: hệ thống tài chính, giới tinh hoa và các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga".
Mỹ và các đồng minh đã trừng phạt các tổ chức tài chính quan trọng của Nga, đóng băng khoảng 300 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga ở nước ngoài, loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Đặc biệt, Washington thành lập một nhóm đặc nhiệm quốc tế để xác minh và tịch thu tài sản của các tỷ phú Nga tại nhiều nơi trên toàn thế giới.
Tổng thống Biden và Bộ trưởng Tài chính Yellen coi việc phối hợp hành động là biện pháp hiệu quả để gia tăng áp lực trừng phạt đối với Nga. Theo đó, Mỹ đã xây dựng liên minh trước khi chiến sự Nga- Ukraine nổ ra để tham khảo ý kiến của các đồng minh trong quá trình xem xét các lệnh trừng phạt.
Sự phối hợp này khiến Nga khó thoát khỏi ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt. Mỹ cùng các đồng minh đã áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, cắt đứt khả năng tiếp cận các mặt hàng nhập khẩu quan trọng của Nga như chất bán dẫn, chip… Ngoài ra, họ cũng đổi mới cách thực hiện chiến lược trừng phạt, như đóng băng quỹ đầu tư quốc gia và dự trữ ngân hàng trung ương… Trong 8 năm trước đó, Nga đã tích lũy khoảng 630 tỷ USD quỹ đầu tư quốc gia và dự trữ ngoại hối để bảo vệ nền kinh tế khỏi các lệnh trừng phạt có thể xảy ra. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt đã khiến Nga không thể tiếp cận phần lớn số tiền này.
>> Chiến sự Nga- Ukraine: Thế khó của ông Putin
Để đối phó với chiến dịch quân sự ngày càng leo thang của Nga, Tổng thống Biden muốn thực hiện các động thái trừng phạt quyết liệt hơn nữa để cắt nguồn lực tài chính của Nga cho chiến sự Nga- Ukraine. Đây là động lực để phương Tây theo đuổi cách tiếp cận mới nhằm hạn chế doanh thu của Nga từ xuất khẩu dầu, thông qua áp trần giá dầu, mặc dù Nga vẫn xuất khầu dầu với chiết khấu cao sang Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia khác.
Việc phá vỡ chuỗi cung ứng quan trọng nuôi sống tổ hợp công nghiệp- quân sự của Nga cũng đánh dấu thay đổi lớn trong chính sách trừng phạt của Mỹ. Những cách tiếp cận này tạo thành một chiến lược khác biệt khiến Nga bị giảm nguồn thu mà nước này cần để chi trả cho cuộc chiến của mình. Những biện pháp kinh tế này đã làm xói mòn khả năng triển khai sức mạnh của Nga và được dự đoán sẽ định hình chính sách kinh tế quốc tế trong nhiều thập kỷ tới.
Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ ước tính các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã làm giảm khả năng của Nga trong thay thế hơn 6.000 khí tài quân sự, buộc các cơ sở công nghiệp quốc phòng quan trọng của nước này phải dừng sản xuất vì thiếu hụt các linh kiện quan trọng cho xe tăng, máy bay và tàu ngầm. Kết quả này có thể thấy trên chiến trường Ukraine, khi lực lượng Nga cạn kiệt nguồn cung vũ khí hiện đại và phải chuyển sang sử dụng khí tài thời Liên Xô hoặc các lựa chọn thay thế khác, như nhập khẩu từ Iran, Triều Tiên...
Nhiều chuyên gia nhận định Nga sẽ phải đối mặt với kịch bản nền kinh tế suy thoái trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ tiếp theo. Bởi vì các công ty nước ngoài đã đồng loạt rời khỏi Nga, trong khi các lĩnh vực sản xuất nước này bị thu hẹp nghiêm trọng nếu tiếp tục không thể tiếp cận các mặt hàng nhập khẩu quan trọng. Theo đó, tăng trưởng kinh tế Nga có thể sụt giảm 30-50% so với trước chiến sự Nga- Ukraine.
Tuy nhiên, giới quan sát cũng thừa nhận Mỹ và các đồng minh sẽ còn rất nhiều việc phải làm trong cuộc chiến trừng phạt Nga. "Chúng tôi sẽ vẫn tập trung vào việc buộc Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến ở Ukraine và tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong thời gian dài", ông Adeyemo nói.
Có thể bạn quan tâm
Mỹ và phương tây "siết" đòn trừng phạt Nga
11:23, 06/04/2022
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: WB và IMF viện trợ cho Ukraine, trừng phạt Nga
04:30, 08/04/2022
EU toan tính gì trong gói trừng phạt Nga lần thứ 6?
05:00, 26/04/2022
Nhiều quốc gia tăng áp lực trừng phạt Nga qua tiền điện tử
04:50, 16/03/2022
Đòn trừng phạt Nga có thể kích hoạt cuộc cạnh tranh giữa Vàng và Bitcoin
12:00, 03/03/2022