Chiến sự Nga - Ukraine: Nhà đầu tư "lao vào hầm trú ẩn", giá vàng liên tiếp phá đỉnh

ĐÌNH ĐẠI 25/02/2022 09:52

Diễn biến căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine vẫn là tâm điểm của thị trường khiến giá vàng thế giới vượt ngưỡng 1.900 USD/ounce, trong khi đó, giá vàng trong nước lập đỉnh cao nhất lịch sử.

>>>Chiến sự Nga - Ukraine: Giá vàng tiến sát mốc 65 triệu đồng/lượng

Tại thị trường trong nước, ghi nhận lúc 18 giờ chiều ngày 24/3, giá vàng SJC đồng loạt tăng vọt từ 1.750.000 – 3.300.000 đồng/lượng, kéo giá vàng trong nước lên mức giá 67.100.000 đồng/lượng. Đây cũng là mức giá cao kỷ lục trong lịch sử từ trước đến nay. Cụ thể, Công ty CP Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng miếng SJC ở mức giá 64.950.000 đồng/lượng chiều mua vào, tăng 1.650.000 đồng/lượng và bán ra đạt 65.650.000 đồng/lượng, tăng 1.750.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch trước đó.

Diễn biến căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine vẫn là tâm điểm của thị trường khiến giá vàng thế giới vượt ngưỡng 1.900 USD/ounce, trong khi đó, giá vàng trong nước lập đỉnh cao nhất lịch sử.

Diễn biến căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine vẫn là tâm điểm của thị trường khiến giá vàng thế giới vượt ngưỡng 1.900 USD/ounce, trong khi đó, giá vàng trong nước lập đỉnh cao nhất lịch sử.

Tương tự, VietinBank Gold niêm yết vàng miếng SJC với mức giá 64.950.000 đồng/lượng, tăng 1.700.000 đồng/lượng và bán ra đạt 65.900.000 đồng/lượng, tăng 2.030.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua. Thương hiệu Phú Quý SJC tăng 2.150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 3.050.000 đồng/lượng chiều bán ra, đạt 65.400.000 đồng và 66.800.000 đồng/lượng.

Cùng thời điểm trên, DOJI Sài Gòn tăng giá vàng miếng cao nhất ở cả hai thị rường Hà Nội và TP.HCM. Theo đó, tại thị trường TP.HCM, thương hiệu này bán vàng miếng với mức giá cao kỷ lục là 67.000.000 đồng/lượng, tăng 3.100.000 đồng so với phiên giao dịch trước đó. Trong khi đó, tại Hà Nội, thương hiệu này cũng tăng giá vàng miếng lên 3.300.000 đồng/lượng, đạt 67.100.000 đồng/lượng.

Giá vàng trang sức thương hiệu PNJ tại thị trường TP.HCM và Hà Nội cũng đồng loạt tăng cao. Cụ thể, tại TP.HCM vàng trang sức PNJ tăng 700.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán, đạt 54.700.000 đồng và 55.500.000 đồng/lượng. Còn tại Hà Nội, vàng nữ trang PNJ tăng 800.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán. Chênh lệch giữa vàng miếng SJC với vàng trang sức là 10.300.000 đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, lúc 9h50 theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay tăng dựng đứng lên 1.930 USD một ounce và luôn biến động mạnh quanh biên độ 1.934 - 1.947 USD/ounce khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang, mức cao nhất trong vòng 9 tháng qua. Nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank (chưa thuế, phí), giá vàng thế giới tương đương 53,43 triệu đồng một lượng, thấp hơn 13 triệu đồng so với giá trong nước.

>>>Giá vàng trong nước cao kỷ lục, gần chạm mốc 64 triệu đồng/ lượng

Giới chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh tâm lý e ngại rủi ro bao trùm, vàng với vai trò như một nơi trú ẩn tài sản an toàn ngày càng tỏ ra có sức hấp dẫn đối với giới đầu tư. Giá quý kim hiện vẫn đang đứng vững trong vùng giá cao nhất trong vòng hơn 8 tháng qua.

Diễn biến giá vàng thế giới 24 giờ qua - Nguồn: kitco.com.

Diễn biến giá vàng thế giới 24 giờ qua - Nguồn: kitco.com.

Tâm điểm của thị trường lúc này vẫn là căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine và diễn biến mới khi Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Úc lần lượt tuyên bố áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga. Giới phân tích cho rằng trong bối cảnh hiện nay giữa Nga và phương Tây chỉ cần một sai lầm quân sự của một trong hai bên đều có thể khiến xung đột leo thang.

Các nhà đầu tư hiện đang xem xét liệu yếu tố bất ổn địa chính trị đã đạt đến đỉnh điểm hay chưa, đồng thời xem xét về góc độ thị trường để có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Thực tế cho thấy, thị trường nhiều lần phản ứng thái quá với các sự kiện địa chính trị lớn trong giai đoạn đầu của các sự kiện đó.

Ông Han Tan - Trưởng nhóm phân tích thị trường tại Exinity nói: "Nếu lo ngại về căng thẳng địa chính trị lắng xuống, điều đó sẽ khiến đường lối thắt chặt chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trở thành động lực chính của vàng, với việc lợi tức kho bạc thực tế tăng cao hơn nữa có khả năng làm giảm chi phí rủi ro địa chính trị hiện đang áp vào giá vàng".

Trong khi đó, Giám đốc điều hành Heraeus Precious Metals, André Christi, phát biểu trên Reuters rằng, vàng vẫn là tài sản an toàn và bảo đảm trước những rủi ro địa chính trị và nguy cơ lạm phát cao kéo dài cũng là yếu tố tích cực đối với vàng.

Hồi cuối năm ngoái, bà Chantelle Schieven, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Murenbeeld & Co. cảnh báo, đầu năm 2022, giá vàng có thể bật lên mức 1.900 USD/ounce, sau đó tiếp tục "leo dốc" một khoảng thời gian rất dài, thậm chí có thể chạm kỉ lục 3.000 USD/ounce.

Với mức này, nếu quy đổi theo tỉ giá ngân hàng Vietcombank, vàng thế giới thời điểm đó sẽ tương đương 82,5 triệu đồng, chưa kể thuế phí. Mặc dù đây chỉ là những dự báo được đưa ra từ việc phân tích thị trường, không thể chắc chắn 100%, nhưng với diễn biến của giá vàng hiện nay, nó cũng đang khiến các nhà đầu tư "đứng ngồi không yên".

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Giá vàng tiến sát mốc 65 triệu đồng/lượng

    Chiến sự Nga - Ukraine: Giá vàng tiến sát mốc 65 triệu đồng/lượng

    16:00, 24/02/2022

  • Giá vàng trong nước cao kỷ lục, gần chạm mốc 64 triệu đồng/ lượng

    Giá vàng trong nước cao kỷ lục, gần chạm mốc 64 triệu đồng/ lượng

    17:00, 22/02/2022

  • Căng thẳng Nga- Ukraine tác động thế nào đến giá vàng tuần tới?

    Căng thẳng Nga- Ukraine tác động thế nào đến giá vàng tuần tới?

    12:30, 20/02/2022

  • Điều gì “phả hơi nóng” vào giá vàng tuần tới?

    Điều gì “phả hơi nóng” vào giá vàng tuần tới?

    05:30, 13/02/2022

  • “Đòn bẩy” giá vàng năm 2022

    “Đòn bẩy” giá vàng năm 2022

    05:30, 02/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến sự Nga - Ukraine: Nhà đầu tư "lao vào hầm trú ẩn", giá vàng liên tiếp phá đỉnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO