Có thể thấy, chiến sự Nga- Ukraine đã tác động mạnh đến khu vực châu Á theo rất nhiều cách.
>>Chiến sự Nga - Ukraine và cục diện toàn cầu 2023 (Bài 2)
Tại châu Á, có rất nhiều nước có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với Nga qua nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, điều này đang dần thay đổi sau khi quốc gia này tiến hành cuộc chiến tại Ukraine.
Với ASEAN, Myanmar là thành viên duy nhất công khai bày tỏ ủng hộ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Một doanh nhân Myanmar nói với tờ Nikkei Asia tại một diễn đàn ở Naypyitaw: Ngày càng có nhiều người Nga quan tâm đến giao dịch với Myanmar, trong đó có cả các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt kể từ khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã làm tăng chi phí thương mại quốc tế.
Trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra, người Nga là một trong những nguồn khách du lịch lớn nhất của Thái Lan, với 1,48 triệu du khách vào năm 2019 nhờ thị thực 30 ngày miễn phí. Vào tháng 10/2022, hãng hàng không Aeroflot của Nga đã nối lại các dịch vụ đến đảo Phuket thuộc Biển Andaman ở miền Nam Thái Lan, tạo điều kiện cho hơn 44.000 khách Nga đến quốc gia này.
Các chuyên gia nhận định, phản ứng của các quốc gia Đông Nam Á đối với chiến sự Nga- Ukraine trải dài từ sự lên án rõ ràng cho đến ủng hộ.
Ông Lucio Blanco Pitlo III, chuyên gia tại Tổ chức Con đường Tiến bộ châu Á - Thái Bình Dương tại Philippines chỉ ra, tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không nhắc đến trực tiếp mà kêu gọi Nga và Ukraine đối thoại và đàm phán hòa bình. Điều này phù hợp với nguyên tắc của ASEAN là không can thiệp vào công việc của các quốc gia khác và cân bằng giữa các quốc gia lớn hơn.
Đáng chú ý, Singapore đã lên án các hành động quân sự của Nga, tạo nên phản ứng mạnh mẽ nhất từ khu vực ASEAN, phản ánh cam kết của quốc gia nhỏ đối với trật tự quốc tế. Trong khi đó, những tuyên bố công khai ở các quốc gia khác như Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã thận trọng hơn nhiều.
>>"Hé lộ" tổng viện trợ của Mỹ và phương Tây cho Ukraine
Hay với các cường quốc lớn khác trong khu vực Châu Á, như Ấn Độ đã tránh lên án Nga một cách rõ ràng. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã trực tiếp nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng đây không phải là thời đại của chiến tranh và đã nhiều lần kêu gọi đối thoại. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng đã được hưởng lợi khi mua dầu thô giảm giá của Nga.
Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên án cuộc chiến của Nga vào Ukraine vào cuối tháng 2/2022 tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Trên thực tế, các quốc gia châu Á có một điểm chung là chịu nhiều tác động tiêu cực từ chiến sự Nga- Ukraine. Trong đó, Indonesia đang phải tìm kiếm các sản phẩm thay thế đắt tiền hơn để sản xuất mì, bánh mì và bột mì, thay thế cho việc nhập khẩu từ Ukraine.
Trong khi đó, Nhật Bản là nước phụ thuộc lớn vào nhiên liệu nhập khẩu để đáp ứng gần 90% nhu cầu trong nước. Do đó, xung đột ở Ukraine đã làm tăng rủi ro năng lượng, tác động lớn đến các quyết định của chính phủ nước này.
Dự báo, châu Á sẽ chứng kiến nhiều biến động hơn nữa trong năm 2023 khi nhiều ý kiến cho rằng đây sẽ là năm bước ngoặt của cuộc chiến Nga - Ukraine.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine và cục diện toàn cầu 2023 (Bài 3)
04:30, 29/12/2022
Kịch bản nào cho chiến sự Nga- Ukraine?
04:00, 29/12/2022
"Hé lộ" tổng viện trợ của Mỹ và phương Tây cho Ukraine
03:30, 29/12/2022
Chiến sự Nga - Ukraine và cục diện toàn cầu 2023 (Bài 2)
04:30, 28/12/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Nga bất ngờ ra tối hậu thư với Ukraine
04:00, 28/12/2022