Chiến sự Nga - Ukraine: Thách thức kiểm soát vũ khí

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 15/06/2023 04:30

Các tập đoàn sản xuất vũ khí khổng lồ như Lockheed Martin, Raytheon, Boeing, Northrop Grumman, General Dynamics... đều mở rông quy mô, xuất xưởng nhiều nhất có thể.

Chiến trường Ukraine đang tiêu thụ số lượng vũ khí khổng lồ (Ảnh: NYT)

Chiến trường Ukraine đang tiêu thụ số lượng vũ khí khổng lồ (Ảnh: NYT)

>>Chiến sự Nga - Ukraine: "Mở đường" chạy đua vũ trang

Phương Tây đang trải qua thời kỳ chạy đua vũ trang ồ ạt từ sản xuất đến mua sắm và vận chuyển chúng ra chiến trường dưới danh nghĩa viện trợ Ukraine. Biến cố ở Đông Âu tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc thúc đẩy các chính phủ tăng chi tiêu quốc phòng - nhiệm vụ mà cựu Tổng thống Mỹ, D. Trump đã bó tay!

Tại hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Hiroshima vào ngày 19/5, các nhà lãnh đạo G7 đã cam kết thúc đẩy “hành vi hạt nhân có trách nhiệm”, bao gồm các biện pháp giảm thiểu rủi ro và minh bạch hơn về kho vũ khí hạt nhân tại các quốc gia.

Chỉ trong vòng 1 năm, hàng loạt cam kết cắt giảm vũ khí hạt nhân, vũ khí thông thường bị phá vỡ. Có rất nhiều lý do dẫn đến sự thất bại này. Nhưng tựu trung lại cuộc đua đã định hình thế “chân vạc” Mỹ - Nga - Trung Quốc.

Moscow đổ lỗi cho Washington có hành vi “độc hại” dẫn đến sự sụp đổ của các cuộc đàm phán về ổn định chiến lược, đình chỉ việc tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí New START. Trong khi đó, Bắc Kinh từ chối tham gia kiểm soát vũ khí cho đến khi kho vũ khí của Mỹ và Nga giảm quy mô.

Thực tế trên chiến trường và lời kêu gọi khẩn thiết của Tổng thống Zelensky là động lực thúc đẩy châu Âu và Mỹ không ngừng mở rộng quy mô công nghiệp quốc phòng - vốn đã hoạt động rất ảm đạm và bị gián đoạn nhiều lần do thiếu khách hàng.

Phương Tây đã bỏ qua lo ngại xung đột leo thang, gói viện trợ quân sự mới trị giá 2 tỷ USD mà  Mỹ dành cho Ukraine có rocket tầm xa mang tên Bom đường kính nhỏ Phóng từ Mặt đất (GLSDB) có tầm bắn tới 150 km, gần gấp đôi so với Tổ hợp Pháo phản lực Cơ động cao M142 (HIMARS).

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Chỉ duy nhất một lối thoát!

Bên trong nhà máy sản xuất đạn pháo ở Mỹ (Ảnh: Telegraph)

Bên trong nhà máy sản xuất đạn pháo ở Mỹ (Ảnh: Telegraph)

Phát ngôn viên lực lượng không quân Ukraine Yuriy Ignat cho biết Kiev sẽ được chuyển giao tên lửa đất đối không Aster 30 do Pháp và Italy sản xuất. Với tầm bắn 150 km, chúng có thể là vũ khí kết hợp hoàn hảo với rocket GLSDB.

Để đáp ứng yêu cầu này, Mỹ tăng 6 lần sản lượng sản xuất đạn pháo. “Chúng tôi đang ở chế độ chạy đua”, ông Doug Bush, Trợ lý Bộ trưởng Lục quân phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần của Mỹ nói. Trong khi Liên minh châu Âu (EU) chi 2 tỷ Euro sản xuất 1 triệu quả đạn pháo 155mm phục vụ chiến trường Ukraine trong năm 2024.

Nước Nga cũng ráo riết chạy đua sản xuất vũ khí, tính đến tháng 5/2023 số lượng các loại vũ khí chính được mua đã tăng 2,7 lần so với năm 2022; trong khi với các loại vũ khí đặc biệt, con số này đã tăng gấp 7 lần.

Vì sao hàng loạt nền công nghiệp quốc phòng ở phương Tây phát triển nóng như vậy? Có thể nói rằng, chiến tranh là cơ hội không thể tốt hơn để giới tư bản vũ khí kiếm lời. Hơn 70 năm mới có một chiến trường tiêu thụ vũ khí quy mô lớn.

Các nền kinh tế phương Tây đang vật lộn với khủng hoảng kinh tế, trong bối cảnh này công nghiệp quốc phòng có thể sẽ là "phao cứu sinh", cung cấp việc làm, thu nhập, giúp các chính trị gia hàng đầu giải quyết bài toán hóc búa.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Chỉ duy nhất một lối thoát!

    Chiến sự Nga - Ukraine: Chỉ duy nhất một lối thoát!

    04:30, 14/06/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Ai sẽ chiến thắng trong cuộc phản công?

    Chiến sự Nga - Ukraine: Ai sẽ chiến thắng trong cuộc phản công?

    05:00, 12/06/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Đảo ngược toàn cầu hóa

    Chiến sự Nga - Ukraine: Đảo ngược toàn cầu hóa

    04:30, 10/06/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Thêm bài toán khó với phương Tây

    Chiến sự Nga - Ukraine: Thêm bài toán khó với phương Tây

    04:30, 09/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến sự Nga - Ukraine: Thách thức kiểm soát vũ khí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO