Chứng khoán toàn cầu lao dốc trong tâm lý lo ngại bao trùm khi sáng nay 24/2 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ mở chiến dịch quân sự ở Ukraine...
Mở rộng đối tượng tham gia thị trường vốn
Thị trường chứng khoán thế giới lao dốc
Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moscow sẽ tiến hành một hành động quân sự ở Ukraine, thị trường chứng khoán toàn cầu dường như sụp đổ.
Tại Phố Wall, chỉ số Dow Jones giảm 720 điểm, tương đương 2,19%, trong khi hợp đồng tương lai gắn với S&P 500 giảm 2,26%. Nasdaq 100 hợp đồng tương lai giảm 2,73%.
Còn tại thị trường châu Á, chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 1,62%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,73%, Topix giảm 0,5%.
Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 0,32%, Shenzhen Component giảm 0,4%. Hang Seng của Hong Kong giảm 1,3%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,6%. Ngân hàng Hàn Quốc hôm nay giữ nguyên lãi suất ở 1,25%, đồng thời dự báo chỉ số giá tiêu dùng sẽ giữ trên 3% trong thời gian đáng kể. ASX 200 của Australia giảm 2,78%.
Dòng tiền sôi sục chảy vào cổ phiếu nhóm dầu
Nhà đầu tư Việt Nam bán tháo
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế giảm điểm khi áp lực bán tháo khiến thị trường giảm điểm ngay từ phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 14,66 điểm (-0,97%) xuống 1.497,64 điểm. Toàn sàn có 86 mã tăng, 374 mã giảm và 29 mã đứng giá. HNX-Index giảm 6,02 điểm (-1,36%) xuống 436,52 điểm. Toàn sàn có 52 mã tăng, 183 mã giảm và 28 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 1,17 điểm (-1,03%) xuống 12,34 điểm. Thanh khoản thị trường tăng vọt so với phiên sáng hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 21.416 tỷ đồng, tăng 40% trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 44% lên 17.674 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trở lại khoảng 120 tỷ đồng ở sàn HoSE.
VN-Index chốt phiên giảm 17,45 điểm (-1,15%) xuống 1.494,85 điểm. Toàn sàn có 75 mã tăng, 396 mã giảm và 28 mã đứng giá. HNX-Index giảm 7,66 điểm (-1,73%) xuống 434,88 điểm. Toàn sàn có 64 mã tăng, 185 mã giảm và 40 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 1,19 điểm (-1,05%) xuống 112,32 điểm.
Đà giảm của các chỉ số được thu hẹp lại vào cuối phiên giao dịch do nhiều cổ phiếu trụ cột đã có những sự hồi phục nhất định. SAB chỉ giảm 0,1%, ACB giảm 0,4%, BCM giảm 0,4%, MBB giảm 1%...
Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích CTCK Yuanta Việt Nam cho biết, trong phiên ngày 24/2, yếu tố địa chính trị giữa Nga và Ukraine đã tác động rất nhiều đến tâm lý nhà đầu tư. Trong phiên trước đó chúng ta đã có phiên biến động rất mạnh, tuy nhiên một điểm sáng trong những phiên biến động mạnh và tiêu cực là chúng ta thấy được lực cầu tham gia ở mức giá thấp rất tốt và có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu.
"Về chỉ số chung vẫn chịu sự tác động của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhưng điểm sáng sự phân hóa thị trường đã giúp độ rộng thị trường không quá tiêu cực. Hay nói cách khác nhìn chung điểm số tiêu cực nhưng cơ hội để chúng ta tìm kiếm cơ hội luôn gia tăng, giúp cho nhà đầu tư có được cơ hội tốt"', ông Nguyễn Thế Minh nhận định.
Tuy nhiên, theo một thống kê, chứng khoán Việt Nam giảm điểm với mức không đáng kể so với độ điều chỉnh của các chỉ số toàn cầu và khu vực.
Không chỉ chứng khoán, tất cả các kênh đầu tư đều có sự biến động trước căng thẳng Nga - Ukraine. Liên hợp quốc, EU và nhiều nước đã bày tỏ quan ngại về tình hình an ninh ở Ukraine. Theo thông tin cập nhật, trong một bài phát mới nhất trên sóng truyền hình, Tổng thống Putin cam kết các binh sỹ Nga sẽ "làm đúng bổn phận (của họ) và quyền hành pháp ở Nga sẽ được vận dụng nhanh chóng và hiệu quả". Dù vậy, không ít nhà đầu tư vẫn đang hy vọng "những tiếng nổ lớn tại Ukraine" sẽ không tạo ra những lỗ thủng lớn xoáy bay thành quả đầu tư của họ. Mặt khác, đợt điều chỉnh và biến động lớn trên mọi kênh đầu tư này lại đang được nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ để nắm cơ hội "thoát" đi hay tham gia bắt đáy thị trường.
Có thể bạn quan tâm
05:30, 24/02/2022
04:50, 24/02/2022
17:30, 23/02/2022