Các nhà phân tích cho rằng việc sử dụng máy bay không người lái (UAV) đang làm thay đổi cục diện chiến sự Nga- Ukraine và là bài học cho quân đội nhiều quốc gia.
>>Cuộc chiến Nga - Ukraine: Ukraine "ác mộng" với UAV cảm tử
Mới đây, Điện Kremlin cho biết, vào tuần trước Ukraine đã sử dụng UAV để tấn công các cơ sở hạ tầng dân sự tại hai khu vực thuộc miền Nam nước Nga trong đêm, nhưng các vụ tấn công này đã thất bại.
Việc sử dụng UAV trong chiến tranh hiện đại tại Ukraine đang được Quân đội Trung Quốc theo dõi chặt chẽ. Một bài bình luận trên tờ PLA Daily cho biết UAV và các công nghệ khác như vệ tinh thương mại được sử dụng trong cuộc xung đột đã định nghĩa lại chiến tranh hiện đại.
Giới quan sát cho rằng, việc hàng trăm UAV trinh sát và tấn công bay qua Ukraine và Nga mỗi ngày đã biến chiến sự này trở thành cuộc chiến UAV toàn diện đầu tiên trong lịch sử.
Trong một báo cáo được công bố vào cuối năm ngoái của Đại học Hàng không thuộc Lực lượng Không quân Mỹ cho biết quân đội Ukraine đã tăng cường sử dụng một số UAV để tấn công và tàn phá lực lượng Nga.
Một UAV được Ukraine sử dụng là Bayraktar TB2 - máy bay chiến đấu không người lái tầm trung, độ bền cao do một công ty Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Vào tháng 4/2022, một TB2 được cho là phóng từ Ukraine đã bay ít nhất 150km (93 dặm) vào lãnh thổ Nga và đâm trúng hai kho chứa dầu.
>>Chiến sự Nga- Ukraine: UAV sẽ làm thay đổi cục diện?
Quân đội Ukraine cũng được cho là sở hữu các UAV Punisher nhỏ và nhanh nhẹn được sản xuất trong nước; và Warmate, loại UAV được sản xuất ở Ba Lan có vận tốc tối đa có thể đạt 150 km/h khi thực hiện đòn tấn công nhằm vào mục tiêu trên mặt đất. Với các UAV này, cơ hội để mục tiêu thoát đòn hiểm từ UAV gần như bằng không.
Mặc dù Nga là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, nhưng nước này được cho là thiếu một hạm đội UAV có sức tấn công mạnh. Hạm đội của Nga bao gồm UAV Orlan-10, được sử dụng cho các hoạt động trinh sát, sử dụng hệ thống đạn dược Zala Kyb và Eleron-3SV, cũng được sử dụng để trinh sát.
Theo ông Gian Gentile, một chuyên gia quân sự cấp cao tại tổ chức cố vấn Rand Corporation của Hoa Kỳ, cho biết máy bay không người lái đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình chiến sự Nga- Ukraine.
“Mặc dù trước chiến sự Nga- Ukraine, người ta đã hiểu rõ tầm quan trọng của UAV, nhưng tôi nghĩ quy mô và tầm quan trọng của những hệ thống UAV và sự hiện diện của chúng trên chiến trường ngày nay có phần gây ngạc nhiên", ông Gentile nói.
Đồng quan điểm, ông Song Zhongping, một cựu huấn luyện viên cho quân đội Trung Quốc đánh giá, UAV đã làm thay đổi cục diện chiến sự Nga- Ukraine vì chúng có thể được sử dụng cho cả hoạt động trinh sát và tấn công.
“UAV đóng vai trò then chốt trong cuộc đối đầu quân sự này. Và một bài học cho Trung Quốc là quân đội của họ sẽ phải tiếp tục nghiên cứu và phát triển công nghệ UAV vì chúng được cho là sẽ đóng vai trò lớn hơn trong các trận chiến trong tương lai”.
Trung Quốc là nhà phát triển và sản xuất các hệ thống không người lái hàng đầu và có nhiều loại UAV được sử dụng trong các lực lượng vũ trang của quốc gia này, nổi tiếng nhất là UAV Wing Loong và CASC Rainbow.
Theo một bài báo đăng trên tạp chí Acta Aeronautica et Astronautica Sinica của Trung Quốc vào tuần trước, quân đội quốc gia này cũng đang tiến hành các hoạt động nghiên cứu để tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo trong việc vận hành hoạt động của UAV. Kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy, AI đã cho thấy hiệu suất vượt trội trong chiến đấu tầm ngắn.
Nhà nghiên cứu Huang Juntao và các đồng nghiệp của ông cho biết: “Kỷ nguyên không chiến mà UAV và trí tuệ nhân tạo dẫn đầu đã bắt đầu. UAV kết hợp AI đã cho thấy khả năng vượt trội hơn về tốc độ phản ứng”.
Có thể bạn quan tâm