Chiến tranh lạnh với Trung Quốc: ông Trump không dọa, nhưng trật tự mới có mới?

Diendandoanhnghiep.vn Xung đột là để tiếp tục toàn cầu hoá, tức Mỹ hoá - là tiến trình không thể đảo ngược.

Giáo hoàng Francis đã từng phàn nàn về “tính chuyên chế của CNTB tự do”. Ông nói với người giàu: “Tôi kêu gọi các bạn hãy làm thế nào để của cải là cái phục vụ chứ không phải thống trị loài người.

Giáo hoàng không cai trị thế giới, nhưng lời giảng dạy của Giáo hoàng vẫn luôn được lắng nghe.

Chủ nghĩa tư bản sẽ sụp đổ khi nó ngưng tăng trưởng. Lịch sử cho biết vào những năm 1920 của thế kỷ trước Mỹ từng lên kế hoạch chiến tranh với cả Anh Quốc... Sau Thế chiến II, các cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô, chiến tranh Việt Nam, và chiến tranh Triều Tiên… là động tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Mỹ và các nước đồng minh, trong đó có cả các cực thù như Tây Đức và Nhật Bản đã hưởng lợi ích kinh tế to lớn từ những cuộc chiến này. Đây cũng là quãng thời gian CNTB có mức phát triển cực thịnh nhất. Điều đó có nghĩa, để tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo vệ vị thế siêu cường và lý tưởng tư bản chủ nghĩa, Mỹ cần phải tạo ra xung đột, dù là xung đột vũ trang, chiến tranh lạnh, hay ngay cả chiến tranh kinh tế với Nhật Bản trong những năm 80 thế kỷ trước và thương chiến Mỹ trung đang diễn ra. Xung đột là động lực tạo ra nguồn lực cạnh tranh mới, là xung lực đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tiến lên, hoàn thiện hơn; tức hướng tới nền CNTB có ý thức hơn.

Cũng như học thuyết về chiến lược xung đột cho rằng, trong khi coi xung đột là tất yếu, và dù những bên xung đột đều tìm cách "chiến thắng", thì các bên đối đầu cũng đều có những lợi ích chung với nhau, như Mỹ và Liên Xô từng chia chiến lợi phẩm sau hậu trường thời chiến tranh lạnh. Thậm chí trước đó, từ những năm 1942-1943, Churchill và Stalin đã bàn về hậu chiến và các đường biên giới mới ở Châu Âu. Chiến tranh lạnh xảy ra thì cả Mỹ và Trung đều hưởng lợi.

Vạn Lý Trường thành từng được xây dựng trong hàng ngàn năm và qua nhiều triều đại thể hiện một ý chí sắt đá của dân tộc ngày. Nói vậy để thấy là, người Trung Quốc không bao giờ từ bỏ mục tiêu trở thành số một, từ bỏ “Giấc mộng Trung Hoa”. Trong cuộc đối đầu giữa hai siêu cường, đối với những quốc gia nhỏ hơn đều có cả thách thức lẫn cơ hội, bởi dù Mỹ Trung đối đầu thì cũng có lúc đánh nhau có lúc hợp tác. Thành ra, những nước lân bang nhỏ hơn phải tìm cách nương theo các chính sách lớn đề tồn tại và phát triển, và điều đó đòi hỏi các chiến lược chính trị, ngoại giao cần phải thực dụng và linh hoạt hơn nhằm nhanh chóng đạt được mục đích tối thượng Dân giàu thì Nước mạnh, trong khi không bị "cuốn" vào các cuộc chiến tranh không cần thiết.

Nền kinh tế Mỹ từ lâu đã trở thành nền kinh tế tiền tệ, tức tài chính hoá. Việc chuyển đổi từ sản xuất và thương mại sang kinh doanh tiền…đẩy mạnh cách hoạt động đầu tư quốc tế, mua bán sát nhập (M&A) trên phạm vi toàn cầu, tái cấu trúc và xoay vòng các giấy tờ có giá nhằm tối đa hoá lợi nhuận vốn và giá trị cổ đông. Khi văn hoá tiền tệ bùng nổ thì các ngành chế tạo suy giảm, điều đó làm cho giới 1% giàu có ngày càng giàu hơn trong khi người lao động thì nghèo đi, thất nghiệp gia tăng. Như vậy, nếu không có điều chỉnh (lại) về mặt chiến lược, thất nghiệp và lạm phát giá tài sản ngày càng cao sẽ đe doạ sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản thị trường, sức mạnh của đồng ÚD và vị thế chính trị của Mỹ với thế giới.

Xung đột là để tiếp tục toàn cầu hoá, tức Mỹ hoá - là tiến trình không thể đảo ngược. Tiến trình Mỹ hoá tiếp tục ấy vẫn nằm trong một trật tự cũ nhưng trên một Cục diện mới, tức là cái "Bình thường mới”; là quay về cơ bản với công nghiệp chế tạo nhưng trên nền tảng công nghệ mới, trong khi các hoạt động đầu tư và thâu tóm đã ổn định khắp năm châu; các doanh nghiệp Mỹ đã chiếm lĩnh thị phần nội địa nơi chúng kinh doanh sẽ là đường dẫn tiêu thụ sản lượng lớn do thành quả năng suất từ công nghệ từ thị trường nội địa - Made in America mang lại.

Các hiệp định thương mại tự do song phương/đa phương sẽ là chìa khoá cuối cùng mở toang các rào cản thâm nhập vào các thị trường mới nổi để tiêu thụ các sản phẩm Made in America.

Kẻ thắng là đã thắng trước khi chơi. Người theo đuôi hưởng lợi thì phải biết vì sao họ thắng!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến tranh lạnh với Trung Quốc: ông Trump không dọa, nhưng trật tự mới có mới? tại chuyên mục Mạng xã hội của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713579135 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713579135 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10