Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở để thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức lên mức 1,8 triệu đồng/ tháng.
>>Giám sát của Quốc hội phải dựa trên tinh thần xây dựng, đúng và trúng nội dung
Phó Chủ nhiệm ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai cho biết về việc điều chỉnh lương cơ sở và cải cách tiền lương tại cuộc họp báo về chương trình dự kiến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 17/10.
Theo Phó Chủ nhiệm ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai, Ban Chấp hành Trung ương cũng đã cho ý kiến về vấn đề điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở này để thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức lên mức 1,8 triệu đồng/ tháng.
Tăng khoảng 20,8% và tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối đối với đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm khoảng 12,5% và hỗ trợ thêm với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức lương thấp.
Tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%. Việc điều chỉnh này sẽ được thực hiện từ 1/7/2023.
“Đồng thời với đó có điều chỉnh về tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở thực hiện từ 1/1/2023”, ông Nguyễn Hoàng Mai nói.
>>Quốc hội kiên trì đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát
>>Lấy phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội phê chuẩn
Việc tăng lương cơ sở theo ông Nguyễn Hoàng Mai dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có tính mức lương trong các thang bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Nghị định 38/2019 của Chính phủ.
Do đó, phải tính mức hoạt động phí, chi sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật, tính các khoản trích các khoản và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở. Ngoài ra, cũng cần tính toán dựa trên các chỉ tiêu về lạm phát qua các năm để làm căn cứ xác định bảo đảm đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Về câu hỏi khi nào sẽ thực hiện cải cách tiền lương, ông Mai cho biết việc thực hiện tăng lương cơ sở là nỗ lực rất lớn của các cơ quan chức năng trong vấn đề đề xuất cũng như tính toán các điều kiện cần thiết để chúng ta có thể tăng được mức lương cơ sở.
Còn hiện nay, sau khi tăng lên cơ sở thì chắc chắn các cơ quan chức năng sẽ cũng phải tính toán và đề xuất, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về vấn đề đề xuất thời điểm có thể thực hiện ải cách tiền lương.
Tuy nhiên, đây vấn đề rất lớn, trong đó có một thách thức cũng rất lớn đó là vấn đề nguồn lực để tổ chức thực hiện cải cách tư lương, đặc biệt trong cái bối cảnh chúng ta vừa mới trải qua hơn hai năm đại dịch và chúng ta mới bắt đầu vào phục hồi kinh tế.
Trả lời bổ sung thêm nội dung này, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Nghị quyết 27 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng đã xác định lộ trình để chúng ta cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, hai năm qua chúng ta chịu tác động hết sức nặng nề của đại dịch Covid-19, do đó cán bộ công chức, viên chức trong hệ thống chính trị cũng phải chia sẻ với Đảng, nhà nước chưa tăng lương, dành nguồn lực cho công tác phòng chống dịch, để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, đặc biệt là tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết. Do đó cũng không có điều kiện tăng lương trong giai đoạn vừa qua.
Đến nay, kinh tế đã bắt đầu có sự phục hồi tăng trưởng với những dấu hiệu hết sức khả quan nên bắt đầu tính cải cách lương cơ sở trước, sau đó sẽ có lộ trình cải cách tiền lương.
“Tuy nhiên cũng sẽ còn phụ thuộc vào thu ngân sách và nguồn nguồn lực của quốc gia. Chúng ta cũng phải cân đối rất là kỹ lưỡng giữa cái đầu tư cho phát triển với đầu tư cho tiêu dùng và con người”, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nói.
Có thể bạn quan tâm
02:48, 28/09/2022
12:02, 27/09/2022
09:43, 27/09/2022
09:23, 27/09/2022
09:00, 18/09/2022