CHÍNH PHỦ LẮNG NGHE (X): Ngăn bê tông hóa khu du lịch - Bây giờ hoặc không bao giờ

Diendandoanhnghiep.vn Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng đã ký văn bản gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu kiểm tra, xử lý sai phạm tại các dự án khách sạn, homestay... khiến "thiên đường nghỉ dưỡng" ngột ngạt.

LTS: Trong năm 2020, 2021, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý thông tin Diễn đàn Doanh nghiệp nêu. Trước thềm Xuân Tân Sửu 2021, Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ có loạt bài viết điểm lại những chỉ đạo của Thủ tướng và những khuyến nghị cho thời gian tới.

giao các Bộ ngành, địa phương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý thông tin Diễn đàn Doanh nghiệp phản ánh

Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ ngành, địa phương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý thông tin Diễn đàn Doanh nghiệp phản ánh

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp điện tử ngày 3/12/2020 có bài viết "Bê tông hóa khu du lịch (Kỳ II): Rất khó để sửa sai", trong đó thông tin: Bê tông hóa các điểm du lịch đang trở thành "hội chứng" ở Sapa, Hội An, Phú Quốc, Nha Trang. Muốn phát triển du lịch bền vững, cần phải có tư duy, tầm nhìn chiến lược trong quản lý quy hoạch, lấy ý kiến từ nhiều bên. Xây dựng tràn lan thì dễ, nhưng để "sửa sai", "dọn dẹp" tình trạng bê tông hóa là rất khó và tốn kém. 

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh: Lào Cai, Quảng Nam, Kiên Giang, Khánh Hòa và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, xử lý.

Thực tế, bê tông hóa các điểm du lịch dường như đang trở thành "hội chứng" mà các điểm du lịch nổi tiếng như Sapa, Hội An, Phú Quốc, Nha Trang... đang phải đối mặt. Các khách sạn, nhà hàng, resort như đang muốn tư hữu hóa các di sản.  

Từ vùng núi cao như tại Tam Đảo, vốn là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam hấp dẫn khách du lịch với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và đặc biệt nổi tiếng với thị trấn được xây dựng từ thời Pháp thuộc làm khu nghỉ mát thế nhưng nơi đây cũng đã được "cào bằng", xẻ núi xây khách sạn, bê tông hóa cảnh quan. 

Trên những quả đồi, Sapa đang bị bê tông hoá với các dự án cao tầng san sát nhau. Ảnh: Nguyễn Khánh

Trên những quả đồi, Sapa đang bị bê tông hoá với các dự án cao tầng san sát nhau. Ảnh: Nguyễn Khánh

Hay tại Đà Lạt, ngoài các khu du lịch như hồ Than Thở, thác Cam Ly, thung lũng Tình Yêu, các danh thắng như ga xe lửa Đà Lạt, hồ Tuyền Lâm, dinh Bảo Đại cũng đang bị xâm hại. Thậm chí, hai biểu tượng của Đà Lạt là rạp hát Hòa Bình và tòa Dinh Tỉnh trưởng, nơi thì tiến tới đập bỏ, nơi thì "di dời" để nhường khuôn viên cho cao ốc thương mại.

Cho đến vùng biển, trường hợp dễ thấy nhất có thể kể đến đó là Nha Trang, với các đồ án quy hoạch chung cho phép xây dựng cao ốc 50 - 60 tầng dọc bờ biển, biến nơi đây thành một "bức tường cao ốc" ngăn thành phố với biển. 

Trên thực tế, việc xẻ núi làm khách sạn hay xây cao ốc “chắn” biển đã để lại nhiều hệ lụy. Tại Phú Quốc đó là việc Phú Quốc hứng chịu mưa lũ bởi các hệ thống nước tự nhiên bị chắn lại, hiện tượng "tư nhân hóa" bãi biển bởi bức tường bê tông ở Nha Trang, Sapa với các dự án cao tầng chèn kín các khoảng trống giữa các cụm nhà, chỉ còn lại những không gian chật hẹp, tối tăm và rất ẩm thấp, hay một bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) ngổn ngang với với những công trình nham nhở, bỏ hoang.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, việc phát triển du lịch không thể chạy theo làm kinh doanh dịch vụ, để bê tông lấn át núi đồi. Việc để nhà đầu tư “dẫn dắt cho hoạt động xẻ núi, san nền, bê tông hóa” là những biến tướng rất nguy hiểm. Không ai dám đảm bảo khi có những biến đổi địa tầng, sẽ không xảy ra một thảm họa như ở tỉnh Quảng Nam vừa qua.  

KTS Tùng nhận định, cách làm du lịch kiểu tư duy "nhiệm kỳ", tầm nhìn ngắn hạn như ở Tam Đảo nói riêng cũng như của ngành du lịch nói chung hiện nay không mang lại nhiều ích lợi cho cả xã hội cũng như kinh tế. 

Khách sạn, nhà hàng ồ ạt xây dựng tại Tam Đảo trong thời gian qua

Khách sạn, nhà hàng ồ ạt xây dựng tại Tam Đảo trong thời gian qua

“Muốn phát triển du lịch bền vững, cần phải có tư duy tầm nhìn chiến lược trong quản lý quy hoạch, lấy ý kiến từ nhiều bên. Xây dựng tràn lan thì dễ, nhưng để "sửa sai", “dọn dẹp” những khối bê tông này là rất khó và tốn kém" - vị KTS bày tỏ quan điểm.

TS KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhấn mạnh: Để điều chỉnh kịp thời vấn đề bê tông hóa quá mức của các khu du lịch là các địa phương cần có Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. Quy định này đã được sửa đổi trong Luật Kiến trúc 2019 thành Quy chế quản lý kiến trúc có hiệu lực từ 1/7/2020.

Việc xây dựng, ban hành Quy chế quản lý kiến trúc vốn cần có sự phối hợp chặt chẽ, mật thiết giữa của nhiều đơn vị, trong đó có 3 ngành quan trọng là xây dựng (quy hoạch), ngành văn hóa - thể thao và du lịch (ở góc độ tham gia bảo tồn cảnh quan) và ngành tài nguyên và môi trường (liên quan việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất).

"Nếu làm tốt việc này thì chúng ta sẽ có một công cụ rất tốt để quản lý cấp phép cũng như theo dõi việc thực hiện của các dự án trong thực tế" - ông Nghiêm khẳng định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết CHÍNH PHỦ LẮNG NGHE (X): Ngăn bê tông hóa khu du lịch - Bây giờ hoặc không bao giờ tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714215189 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714215189 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10