Chính sách đảo chiều, cơ hội cho thị trường chứng khoán

Diendandoanhnghiep.vn Nếu không xảy ra yếu tố “thiên nga đen” bất thường, thì TTCK đang trong quá trình tích lũy trước khi đón một giai đoạn mới của chu kỳ đi lên. Dự báo, thị trường sẽ “bật tăng” trở lại vào tháng 5/2024.

>> Giảm đồng bộ lãi suất điều hành

Chính sách nới lỏng sẽ tiếp diễn

Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại Việt Nam đã đảo chiều thông qua hai lần hạ lãi suất điều hành, để hỗ trợ thanh khoản với các ngân hàng và phát đi tín hiệu hỗ trợ tốt hơn cho nền kinh tế nói chung.

Nếu không có gì đột biến thì từ nay đến cuối năm, NHNN rất có thể sẽ mua một lượng USD lớn (bằng 4 tháng đầu năm hoặc gấp đôi) vì tỷ giá đang khá ổn định

Nếu không có gì đột biến thì từ nay đến cuối năm, NHNN rất có thể sẽ mua một lượng USD lớn (bằng 4 tháng đầu năm hoặc gấp đôi) vì tỷ giá đang khá ổn định (ảnh: Quốc Tuấn)

Trong đó, có hai loại lãi suất đó là lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn ở mức 5% và 6% - là mức đỉnh của giai đoạn năm 2022 – 2023, nhưng so với giai đoạn năm 2011-2013 thì mức đỉnh là 13% và 15%. Như vậy, mức đỉnh của năm 2022-2023 chưa bằng một nửa so với giai đoạn trước đó, để thấy những khó khăn vừa qua vẫn chưa là gì so với khoảng 10 năm trước.

Về chính sách tỷ giá, dự trữ ngoại hối, NHNN vừa công bố mua hơn 6 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2023, từ đó cung cấp ra thị trường khoảng hơn 140.000 tỷ đồng. Điều này trái ngược hoàn toàn với năm 2022, khi chúng ta phải bán ra hơn 20 tỷ USD để ổn định tỷ giá, vào thời điểm lãi suất đồng đô la Mỹ tăng rất cao khiến nhiều người rút đô la khỏi Việt Nam.

Dựa trên một số cơ sở, chúng tôi ước tính nếu không có gì đột biến thì từ nay đến cuối năm, NHNN rất có thể sẽ mua một lượng USD lớn (bằng 4 tháng đầu năm hoặc gấp đôi) vì tỷ giá đang khá ổn định.

Như vậy, chính sách của Chính phủ và NHNN đã đảo chiều và hoàn toàn có sơ sở để tiếp diễn trong nửa quý 2/2023 cũng như nửa cuối năm nay. Cụ thể:

Thứ nhất, lạm phát thấp thì phần bù cho người gửi tiền ngân hàng sẽ giảm bớt, từ đó tạo nên áp lực giảm lãi suất trên thị trường ngân hàng.

Thứ hai, chỉ PMI (chỉ số mua hàng của nhà quản lý) cho biết các doanh nghiệp có mở rộng sản xuất kinh doanh mạnh hay không. Trong 6 tháng gần nhất, có 5 tháng chỉ số PMI xuống dưới 50 điểm, hàm ý rằng những nhà sản xuất đã không mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí còn có dấu hiệu co hẹp. Điều này cũng được thể hiện qua GDP quý 1 của Việt Nam thấp, trong đó lĩnh vực xây dựng và sản xuất công nghiệp bị giảm mạnh.

Khi PMI yếu, NHNN cũng như Chính phủ sẽ có nhiều động lực hơn để tiếp tục giảm lãi suất và mua USD để bơm tiền đồng ra, hỗ trợ nền kinh tế hồi phục một cách nhanh hơn.

Thứ ba, đỉnh của tỷ giá đã rơi vào khoảng tháng 11-12/2022, khi đó 1 USD đổi được 24.873,5 đồng, trong khi tỷ giá hiện nay chỉ còn 23.400 VND/USD, nghĩa là nó đã trở về so với mức trước khi đồng USD tăng giá. Với điểm tích cực như vậy sẽ rất thuận lợi cho NHNN mua thêm USD nhằm tăng dự trữ an toàn cho hệ thống.

Thứ tư, một vấn đề hỗ trợ nữa có thể khiến việc mua vào USD mà không làm giá trị đồng tiền này tăng giá đó là cung USD mạnh, nhờ xuất khẩu ròng của Việt Nam lên đến 6,35 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm và xu hướng đó vẫn sẽ tiếp diễn.

Khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu như trên, sẽ tạo ra thặng dư thương mại và cung USD nhiều hơn ở Việt Nam, giúp NHNN có thể mua USD với giá hợp lý.

Thứ năm, về hoạt động đầu FDI, trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn FDI vào Việt Nam đăng ký mới giảm 17,9%, nhưng tổng FDI thực hiện giảm rất thấp, chỉ 1,2%. Khi kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khó khăn, mà FDI giải ngân giảm ở mức thấp cho thấy Việt Nam vẫn là một quốc gia thu hút tiền rất tốt.

Khi FDI giải ngân vào Việt Nam sẽ phải đổi ra VND để xây dựng nhà máy, trả lương nhân viên,... khiến cho dôi dư đồng USD khá nhiều giúp NHNN có cơ hội mua USD nhiều hơn và hỗ trợ chính sách nới lỏng tiền tệ tốt hơn.

Tuy nhiên, các yếu tố quốc tế xấu hơn so với yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước vẫn là rào cản nhẹ đối với chính sách tiền tệ, vì lạm phát của Mỹ tuy đã suy giảm đáng kể, nhưng vẫn ở mức cao, (4,9% vào tháng 4/2023). Đồng thời, chính sách lãi suất của Mỹ được dự báo sẽ duy trì ở mức cao đến hết năm nay. Do đó, Việt Nam dù đã có hai lần hạ lãi suất, đồng nghĩa với việc đi trước Mỹ, nhưng khi Mỹ chưa quay trở lại việc giảm lãi suất, thì cũng có phần nào áp lực lên NHNN, khiến nhà điều hành phải giảm lãi suất từ từ.

Theo chúng tôi đánh giá, đây chỉ là một “cơn gió ngược” nhẹ, không hoàn toàn là yếu tố tiên quyết bắt buộc khiến chúng ta không thể giảm lãi suất thêm nữa.

Một yếu tố rất đáng chú ý với Việt Nam bên cạnh việc theo dõi nền kinh tế Mỹ đó là Trung Quốc. Việt Nam gần Trung Quốc nên chịu ảnh hưởng khá lớn từ thị trường này. Gần đây đã có một số nước loại trừ đồng USD và sử dụng Nhân dân tệ làm đồng tiền chung khiến sức mạnh của Trung Quốc tăng lên. Lạm phát của Trung Quốc tháng 4/2023 cũng chỉ ở mức 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tất cả những điều này đều hỗ trợ phần nào đó tích cực cho Việt Nam.

Từ các vấn đề trên có thể thấy, chính sách hạ lãi suất, nới lỏng tiền tệ của Việt Nam sẽ tiếp tục nhưng phải từ từ và thận trọng. Bởi những yếu tố vĩ mô trong nước rất hỗ trợ, nhưng các yếu tố bên ngoài vẫn chưa thực sự đồng thuận, thậm chí hơi ngược khiến NHNN, các cơ quan quản lý và các ngân hàng thương mại phải từ từ điều chỉnh.

>> “Đón lõng” dòng tiền vào thị trường chứng khoán

TTCK sẽ sớm “bật tăng” trở lại

Khi các chính sách đảo chiều và tiếp tục xu hướng thuận lợi hỗ trợ cho nền kinh tế, thì thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ đi về đâu trong năm 2023 và 2024?

Trong quá trình TTCK tích lũy, sẽ là môi trường vô cùng thuận lợi cho các nhà đầu tư tích sản cổ phiếu

Trong quá trình TTCK tích lũy, sẽ là môi trường vô cùng thuận lợi cho các nhà đầu tư tích sản cổ phiếu

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần điểm qua một số ý như sau: Một, có một lượng người tham gia trên thị trường “đang chán, đã chán và sẽ chán” thêm một thời gian ngắn nữa. Chúng tôi dựa vào các yếu tố gồm: Giá trị khớp lệnh bình quân trên thị trường; Số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư thấp, trong tháng 4 vừa qua, số lượng mở tài khoản chỉ còn 20.000 - 30.000 tài khoản (thấp nhất trong 3 năm gần nhất); và Dư nợ margin tại các CTCK đã hạ rất nhiều, hiện ở mức khoảng 120.000 tỷ đồng, tương đương với 60% so với mức đỉnh cao.

Thêm vào đó là số lượng tiền mặt của nhà đầu tư tại TTCK cũng đang rất thấp. Khi nhà đầu tư đã chán mà thị trường vẫn đắt thì không thể tạo ra chu kỳ mới.

Hai, định giá TTCK đang rẻ, P/B ở mức 1,6 lần so với mức đỉnh là 3,1-3,2 lần. Từ năm 2000 đến nay, sau mỗi một giai đoạn thị trường tăng rất mạnh thì thường xảy ra điều chỉnh và suy giảm kéo dài từ 2-5 năm. Tình trạng đi xuống hoặc đi ngang này kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào nền kinh tế thời điểm đó khỏe hay yếu.

Trong giai đoạn hiện nay, TTCK đã tạo đỉnh vào khoảng tháng 6/2022 và đến nay mới được một năm. Nếu nền kinh tế hồi phục thì chỉ đến cuối năm 2023 là có thể tạo lên một con sóng lớn. Nhưng nếu nền kinh tế vẫn tiếp tục yếu, thì việc thị trường đi ngang ở vùng đáy này sẽ kéo dài đến khoảng năm 2024-2025 mới trở lại.

Đưa ra đánh giá cho nền kinh tế, chúng tôi cho rằng, tỷ giá, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang rất thuận lợi. Tăng trưởng GDP dù yếu nhưng vẫn có dấu hiệu phục hồi mạnh nhờ đầu tư công căn bản tốt, dịch vụ tăng trưởng mạnh. Trong 4 tháng đầu năm, lượng khách nước ngoài đã tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ, kích thích tiêu dùng và thương mại của Việt Nam đi lên. Riêng phần này đã cứu lại phần sản xuất công nghiệp bị giảm mạnh, nên về cơ bản sức khỏe nền kinh tế tương đối khoẻ.

Cùng với đó, chỉ số nợ công trên GDP là 39%, cũng là mức thấp giúp Chính phủ còn nhiều dư địa để huy động thêm tiền cho đầu tư công. Thu ngân sách Nhà nước hiện vẫn thặng dư nhiều, thoải mái để thực hiện chính sách, không giống như giai đoạn năm 2011-2013 bị thâm hụt lớn.

Đặc biệt, yếu tố lạm phát ở Việt Nam đang được kiểm soát rất tốt, Chính phủ điều hành kinh tế một cách ổn định. Đó là mục tiêu lớn nhất trong điều hành kinh tế những năm qua sau đó mới đến tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy chúng ta đang được “hái quả ngọt” từ điều này.

Với các vấn đề như trên cho thấy sức khỏe nền kinh tế Việt Nam tương đối mạnh, việc TTCK tạo đáy hay nền kinh tế ở vùng thấp sẽ không kéo dài quá lâu. Vì vậy, chúng tôi dự báo trong khoảng thời gian dưới 2 năm, nghĩa là từ tháng 6/2022 đến tháng 5/2024, TTCK sẽ “bật” trở lại. Nếu không xảy ra yếu tố “thiên nga đen” bất thường như chiến tranh, dịch bệnh,... thì TTCK đang trong quá trình tích lũy trước khi đón một giai đoạn mới của chu kỳ đi lên.

Trong quá trình tích lũy như vậy, sẽ là môi trường vô cùng thuận lợi cho các nhà đầu tư tích sản cổ phiếu, vì có rất nhiều cổ phiếu rẻ, nhất là với nhóm tài chính ngân hàng. Ngược lại những nhóm sản xuất đang khá cao, nhưng tổng chung của thị trường là rẻ (P/B bằng 1,6 lần).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính sách đảo chiều, cơ hội cho thị trường chứng khoán tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714249704 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714249704 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10