Chính sách năng lượng tái tạo chưa bắt nhịp được với cuộc sống

Diendandoanhnghiep.vn Dư địa phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, các chính sách trong lĩnh vực này vẫn còn chậm trễ, còn tình trạng chạy dự án.

Ông Hoàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam khoảng 6,5%-7%, từ nay tới năm 2030 Việt Nam cần có một nguồn điện năng vô cùng lớn. Lấy ví dụ tổng công suất nguồn điện của Việt Nam hiện đạt khoảng 55.000 MW, nếu tính cả các nguồn dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2020 khoảng 4.300 MW, trong đó sẽ có khoảng gần 2.000 MW điện gió và mặt trời mới vào vận hành, thì công suất mới đạt gần 60.000 MW.

Nhà máy Điện mặt trời Sunseap 168 MW (Ninh Sơn, Ninh Thuận) là một trong những dự án điện mặt trời lớn tại Việt Nam.

Nhà máy Điện mặt trời Sunseap 168 MW (Ninh Sơn, Ninh Thuận) là một trong những dự án điện mặt trời lớn tại Việt Nam.

Một số dự án năng lượng tái tạo lách luật

Trong một hội thảo gần đây về vấn đề phát triển năng lượng tái tạo, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng nổ, bức tranh năng lượng tái tạo cho thấy có nhiều tiềm năng. Thông lệ cho thấy, nhu cầu điện tăng trưởng gấp khoảng 1,5 lần tăng trưởng của nền kinh tế. Như vậy, mỗi năm Việt Nam cần mức tăng trưởng năng lượng khoảng 10%.

Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này, thách thức, khó khăn hiện nay là hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, quy hoạch điện 8 chuẩn bị ban hành nhưng thực tế cho thấy đã khá chậm.

Luật về PPP cũng mới được thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2021. Đây có thể là nền tảng quan trọng đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo. Cơ chế chính sách ban hành chậm, thời gian kéo dài ngắn - chỉ 1-2 năm không đủ để doanh nghiệp xoay xở. Thiết nghĩ cần có chính sách cho từng loại năng lượng tái tạo khác nhau, phân ra các loại như năng lượng tái tạo mặt trời, năng lượng tái tạo gió onshore, năng lượng tái tạo offshore…”, ông Lực nói.

Sự gia tăng với tốc độ nhanh chóng của nguồn NLTT cũng đặt ra những thách thức mới.

Sự gia tăng với tốc độ nhanh chóng của nguồn NLTT cũng đặt ra những thách thức mới.

Cũng theo ông Lực, hiện tượng chạy dự án xuất hiện gần đây cũng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý.

“Gần đây chúng tôi có nghe phản ảnh 1 số dự án có hiện tượng lách luật. Ví như: thời hạn giá điện chốt hết năm nay, một số doanh nghiệp bố trí dự án, chạy cấp phép trước thời điểm hiện hạn. Hay theo quy định, dự án 1.000MW do địa phương quyết định nên một số doanh nghiệp chia nhỏ dự án để đơn giản hóa khâu cấp phép”, TS Lực nhấn mạnh.

Cần đa dạng hóa nguồn vốn

Với vấn đề vốn, ông Lực cho rằng nguồn vốn để phát triển năng lượng tái tạo vẫn là từ tín dụng, còn vốn tự có quá nhỏ. TS Cấn Văn Lực đề xuất quy hoạch điện 8 cần được thông qua, ban hành sớm. Để giải bài toán vốn cho các dự án năng lượng tái tạo cần đa dạng hóa nguồn vốn phát triển năng lượng tái tạo bằng cách tranh thủ nguồn vốn xã hội hóa vào lĩnh vực năng lượng tái tạo trong đó đặc biệt xem xét thúc đẩy tốc độ hoàn thiện hạ tầng truyền tải điện đồng bộ với quy hoạch phát triển các dự án năng lượng tái tạo.

Cùng với đó là phát triển thị trường trái phiếu, quỹ đầu tư, trong đó có thị trường trái phiếu năng lượng sạch, trái phiếu xanh là loại hình đã được các định chế tài chính quốc tế lớn (WB, IFC, ADB...) thực hiện thành công trong thời gian qua.

Ngoài ra, nghiên cứu ưu tiên một phần nguồn vốn ngân sách nhất định dành cho phát triển năng lượng tái tạo trong một số lĩnh vực cụ thể như phát triển quỹ năng lượng bền vững, đầu tư hạ tầng cơ sở truyền tải điện, đào tạo kỹ thuật, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tái định cư cho người dân tại các vùng dự án. Nâng cao năng lực của Ngân hàng Phát triển trong tài trợ các dự án năng lượng tái tạo.

Cuối cùng, theo ông Lực, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng các chính sách khuyến khích tín dụng năng lượng tái tạo mạnh mẽ hơn như: giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc tăng cho vay tái cấp vốn cho các TCTD có tỷ lệ dư nợ tín dụng năng lượng tái tạo cao; điều chỉnh trọng số rủi ro đối với dư nợ tín dụng năng lượng tái tạo xuống thấp hơn tín dụng thương mại khác...; chỉ đạo, định hướng phát triển tín dụng năng lượng tái tạo trong tổng thể phát triển tín dụng xanh ngành ngân hàng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính sách năng lượng tái tạo chưa bắt nhịp được với cuộc sống tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711709953 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711709953 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10