Chính sách phát triển tài sản trí tuệ vùng Đông Nam Bộ

Diendandoanhnghiep.vn Xây dựng chiến lược vùng và chính sách phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) là sự chuẩn bị cần thiết để thúc đẩy vai trò của TSTT và nâng cao đóng góp trong kinh tế khu vực giai đoạn 2021-2030.

>> Quản trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp

Vùng Đông Nam Bộ bao gồm 1 thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh. Theo Nghị quyết số 24-NQ/TW, Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, sáng tạo trọng điểm phía Nam, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, với mục tiêu phấn đấu xây dựng Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại và hội nhập quốc tế.

Phát huy những thế mạnh của từng địa phương

Thống kê từ Cục sở hữu trí tuệ trong giai đoạn 2011-2022 và quý 1 năm 2023 cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số lượng đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ được cấp cao nhất của vùng Đông Nam Bộ, tiếp sau là Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và Bình Phước.

Trong những năm qua, các sản phẩm TSTT là thế mạnh của tỉnh Bình Phước đã được đăng ký bảo hộ, dưới nhiều đối tượng khác nhau như: chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước”, nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Bình Phước”, nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Lộc Ninh”, nhãn hiệu tập thể “Gà thả vườn Thanh Lương”, “Nhãn tiêu da bò Thanh Lương”.

Hay tại Tây Ninh, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Tây Ninh đã tuyên truyền đến người dân về ba sản phẩm đặc thù mang địa danh của tỉnh là mãng cầu Bà Ðen, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng và muối ớt Tây Ninh thông qua hình thức xây dựng các phim tư liệu, in ấn tờ rơi và giới thiệu tại các sự kiện trên địa bàn tỉnh.

Cùng với định hướng tập trung đẩy mạnh phát triển trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong 2 năm 2021 và 2022, Sở Khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức chuỗi hoạt động nằm trong Chương trình Tập huấn về sở hữu trí tuệ (Techfest) với 5 chủ đề: Một là, tìm kiếm ý tưởng sáng tạo và thực chiến; hai là, sáng kiến và nhận diện TSTT trong trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp; ba là, thủ tục xác lập quyền sáng chế và tra cứu thông tin sáng chế; bốn là, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và mô hình kinh doanh; năm là, xây dựng thương hiệu, thiết lập nhãn hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, Sở đã thực hiện 57 video với nhiều nội dung về các loại TSTT nhằm phổ biến kiến thức đến người dân.

Bên cạnh đó, Cục sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng ký kết thỏa thuận hợp tác với các trường đại học trong khu vực thành phố để tăng cường sự hiểu biết cho sinh viên, hỗ trợ hoạt động quản trị trong nhà trường, thúc đẩy phát triển TSTT, đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ, tiêu biểu như: Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao Công nghệ ĐHQG-HCM (IPTC) ký kết ngày 05/01/2021, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ký kết ngày 08/01/2021, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh ký kết ngày 08/07/2022.

Thúc đẩy phát triển TSTT phục vụ đô thị thông minh

Phát triển TSTT vùng Đông Nam Bộ vừa là công cụ hỗ trợ kinh tế vùng, vừa là giải pháp lâu dài cho đô thị thông minh trong việc cân bằng quyền lợi cá nhân và lợi ích cộng đồng. Trong Quyết định số 950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững, việc quy hoạch các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ nhằm hình thành mạng lưới liên kết các thành phố vệ tinh xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh.

Điểm chung trong mục tiêu của phát triển TSTT vùng Đông Nam Bộ đến năm 2025 là hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao nhận thức về kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo của 100% các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu. Trên cơ sở đó, mỗi tỉnh, thành phố sẽ thiết lập những mục tiêu phát triển TSTT riêng biệt.

>> Hạn chế trong việc khai thác thương mại tài sản trí tuệ

Chính sách hỗ trợ phát triển TSTT

Đối với chính sách về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển TSTT đến năm 2030, mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước được quy định cụ thể như sau:

Đối với từng địa phương, các tỉnh, thành phố đưa ra những chính sách hỗ trợ cho từng đối tượng TSTT. Về nguyên tắc, chính sách hỗ trợ dựa trên việc đảm bảo không trùng lắp, tức là những đối tượng đăng ký bảo hộ đã được Bộ Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố khác hỗ trợ thì không được tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ tại địa phương.

Để hỗ trợ những sản phẩm TSTT đặc thù, có thế mạnh của tỉnh, chính quyền Tỉnh Bình Phước ban hành chính sách hỗ trợ 100% đối với sản phẩm OCOP từ nguồn kinh phí sự nghiệp Khoa học và công nghệ.

Tại Bình Dương, đối với đăng ký bảo hộ trong nước, mức hỗ trợ tùy thuộc vào loại TSTT đăng ký: 30 triệu đồng/đơn được chấp nhận hợp lệ với bảo hộ sáng chế và giống cây trồng, 15 triệu đồng/văn bằng bảo hộ với bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Đối với đăng ký bảo hộ ở nước ngoài thì mức hỗ trợ là 60 triệu đồng/đơn.

Tương tự tại Đồng Nai, mức hỗ trợ tối đa cho một doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu trong nước là 13 triệu đồng/đối tượng. Trong đó, mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa 3 nhãn hiệu hàng hóa hoặc tối đa 1 nhãn hiệu hàng hóa cho 5 nhóm sản phẩm. Đối với nhãn hiệu hàng hóa đăng ký ngoài nước, mức hỗ trợ tối đa cho 1 nhãn hiệu tại một quốc gia là 15 triệu đồng.

Một số kiến nghị

Nhìn chung, các tỉnh, thành phố tại vùng Đông Nam Bộ đều có những mục tiêu cụ thể trong việc phát triển TSTT. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế cần giải quyết như: (1) Giải quyết các hạn chế tồn đọng về việc cấp kinh phí hỗ trợ dự án; (2) cải thiện thời gian cấp bằng bảo hộ; (3) hoàn thiện quy trình đăng ký bảo hộ TSTT thông qua việc xây dựng phần mềm đăng ký trực tuyến, đặc biệt là đăng ký bảo hộ quốc tế; (4) ban hành chính sách quản lý đối với cơ sở dữ liệu TSTT. Để giải quyết được những khó khăn trên, bên cạnh việc truyền thông, phổ biến mục tiêu phát triển TSTT khu vực Đông Nam Bộ để người dân hiểu rõ phương hướng và các chính sách thực thi, phù hợp với văn hóa và điều kiện tự nhiên của từng địa phương và khu vực, chính quyền các tỉnh, thành phố cần lên kế hoạch nâng cao vai trò của công tác quản lý dữ liệu TSTT tại từng tỉnh thành và tạo cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ để kiểm tra, quản lý hiệu quả.

Đồng thời, phát triển chính sách thương mại TSTT thông qua quy định về kiểm tra, phân loại, định giá, đấu giá dựa trên nguyên tắc đề cao tính công khai, minh bạch qua nền tảng quy trình kỹ thuật số sẽ tạo động lực cho quá trình khai thác TSTT, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế vùng. Ngoài ra, các tỉnh, thành phố cần sự gắn kết và trao đổi với chính quyền thành phố Hồ Chí Minh trong hành trình xây dựng đô thị thông minh gắn với TSTT, đáp ứng nhu cầu phát triển tài sản trí tuệ trong kỷ nguyên số, hướng tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính sách phát triển tài sản trí tuệ vùng Đông Nam Bộ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714370463 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714370463 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10