Tại Việt Nam hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo ngày càng phát triển mạnh mẽ và không ngừng nhận được sự chú trọng từ Đảng và Nhà nước.
Đa phần đối tượng hướng đến là thành lập doanh nghiệp và chủ yếu là các bạn trẻ, đã hoặc chưa được đào tạo về chuyên môn cũng như kiến thức chuyên nghiệp. Bởi vậy để khởi nghiệp diễn ra thuận lợi, cầu toàn về mọi mặt thì không phải chủ thể nào cũng làm được điều đó.
Tài sản trí tuệ là một loại tài sản thuộc nhóm tài sản vô hình. Có nhiều trường hợp tài sản trí tuệ được định giá trị cao nhiều hơn tài sản hữu hình, sử dụng nhiều càng đem hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hiện, nhiều dự án khởi nghiệp khi mới bắt đầu chỉ tập trung vào phát triển sản phẩm, gọi vốn đầu tư, thu hút khách hàng…, mà quên đi một vấn đề quan trọng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Với dự án khởi nghiệp, tài sản sở hữu trí tuệ cần được xem là loại tài sản có giá trị lớn và đóng vai trò chủ chốt trong quyết định rót vốn của nhà đầu tư. Tài sản sở hữu trí tuệ bao gồm nhiều dạng như tên thương mại, bí mật kinh doanh, các bằng sáng chế, nhãn hiệu, quyền tác giả…
Việc bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ là vấn đề sống còn với bất cứ doanh nghiệp khởi nghiệp nào. Tuy nhiên, tại Việt Nam, không ít doanh nghiệp khởi nghiệp chưa tìm hiểu kỹ về tài sản sở hữu trí tuệ và tầm quan trọng của loại tài sản này trong khởi nghiệp. Từ đó, họ thường lơ là hoạt động đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, dẫn đến khó khăn, vướng mắc nếu nảy sinh tranh chấp, kiện tụng.
Việc chủ động đăng ký quyền sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp khởi nghiệp tiết kiệm nguồn lực khi có tranh chấp. Nguồn lực này không chỉ giới hạn ở mặt tài chính, mà còn là thời gian, tâm trí, sức lực. Ngoài ra, doanh nghiệp khởi nghiệp được bảo hộ trí tuệ sẽ thuận lợi trong việc tạo dựng niềm tin với khách hàng, khiến khách hàng không bị nhầm lẫn với hàng trăm, hàng ngàn thương hiệu đang tồn tại trên thị trường.
Trong mọi trường hợp nhà sáng lập phải biết rõ những công việc, sản phẩm khởi nghiệp của mình được thực hiện ở đâu, khi nào, phải nắm vững quyền và nghĩa vụ vị trí việc làm của mình trong doanh nghiệp, bao gồm các nghĩa vụ liên quan đến chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ và không cạnh tranh. Xung đột nghĩa vụ có thể khiến quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp khởi nghiệp mới thành lập gặp rủi ro, vướng mắc.
Thấu hiểu được tầm quan trọng này Trường Đại học Công Thương TP HCM phối hợp cùng trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo trường Đại học Ngoại Thương, Mạng lưới đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đại học, cao đẳng Việt Nam (VNEI) tổ chức chương trình quản trị tài sản trí tuệ “IP For Startup 2024.
Với mong muốn giúp các startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chuyên gia quản lý đổi mới sáng tạo trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết về sở hữu trí tuệ trong hỗ trợ hoạt động kinh doanh của mình.
- Đăng ký tham gia chương trình tại: https://forms.gle/hQnjXuAqvW2nqmWa7 (trước 23h59 ngày 05/12/2024)
- Thông tin chi tiết về chương trình: https://bom.so/08PSdw
- Đối tượng tham gia: CEO startup, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp spin-off, nhà quản lý đổi mới, vườn ươm, cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp
- Lợi ích khi tham gia chương trình:
Cơ hội trao đổi trực tiếp, kết nối, được huấn luyện và tư vấn chuyên sâu cùng các chuyên gia hàng đầu và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ
Giấy Chứng nhận hoàn thành khóa học do trường Đại học Công Thương TP.HCM và Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU cấp
Đào tạo trực tiếp: 07 - 08/12/2024
Hỗ trợ triển khai trong 02 tháng sau đào tạo
Địa điểm: Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh (140 Lê Trọng Tấn, Tây Thạnh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh)