Chính sách thuế đã hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân thế nào?

Ông Nguyễn Văn Phụng - Chuyên viên cao cấp, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục thuế 10/07/2018 15:29

Khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam chính thức được công nhận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986).

Tại Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (Khóa VI), Đảng ta đã khẳng định: Kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế địa bàn, quy mô, ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Nghị quyết số 10–NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là bước tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng ta về vị thế của kinh tế tư nhân trong thời kỳ mới.

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh: Khu vực kinh tế tư nhân còn nhỏ bé

    15:01, 10/07/2018

  • Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi từ nhận thức đến hành động

    14:53, 10/07/2018

  • Phó Chủ tịch VCCI: "Chính sách công nghiệp" là "đòn bẩy" để kinh tế tư nhân phát triển

    14:29, 10/07/2018

  • Những thách thức của khu vực kinh tế tư nhân trên con đường phát triển

    13:25, 10/07/2018

Khu vực kinh tế tư nhân – Quan điểm phát triển của Đảng

Kinh tế tư nhân hiểu theo cách đơn giản nhất, là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (ngoài khu vực kinh tế nhà nước), gồm các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh mà trong đó tư nhân nắm giữ sở hữu trên 50% vốn đầu tư. Theo các hiểu khác, kinh tế tư nhân được xem là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể.

Khu vực kinh tế tư nhân được chính thức công nhận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986) với đường lối đổi mới toàn diện đất nước và chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần – “một đặc trưng của thời kỳ quá độ”.

Tại Đại hội VII, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN".

Ông Nguyễn Văn, chuyên viên cao cấp, Vụ trưởng Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục thuế

Ông Nguyễn Văn Phụng - chuyên viên cao cấp, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục thuế

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (tháng 3/2002) tiếp tục xác định: Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếp đến, tại Đại hội lần thứ X năm 2006 của Đảng, vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân đã được Đảng xác định là “một trong những động lực của nền kinh tế”. Đặc biệt, Đại hội đã thông qua một quyết định rất quan trọng là cho phép đảng viên được làm kinh tế tư nhân.

Tại Đại hội lần lần thứ XI (năm 2011), Đảng ta kế thừa và phát triển tư tưởng tiến bộ trên, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân và chỉ đạo “hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế”.

Đáng chú ý nhất là tại Đại hội lần thứ XII của Đảng năm 2016, Đảng ta một lần nữa xác định kinh tế tư nhân giữ vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là đối với tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2016-2020. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 diễn ra vào tháng 5/2017, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 10 /NQ-TW về “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong lời phát biểu bế mạc Hội nghị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu phải “xóa bỏ mọi định kiến, rào cản; cải cách mạnh các thủ tục hành chính rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển”.

Như vậy, có thể nói, phát triển khu vực kinh tế tư nhân là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược, là đường lối xuyên suốt, nhất quán của Đảng ta. Vấn đề là các cơ chế chính sách cần phải có là những gì, phát triển kinh tế tư nhân theo con đường nào? Hỗ trợ, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân tự hình thành và phát triển; đồng thời đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước và tạo cơ hội cho tư nhân được bỏ vốn vào các doanh nghiệp sau cổ phần hóa là những phương thức đã và đang được triển khai áp dụng.

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh: Khu vực kinh tế tư nhân còn nhỏ bé

    15:01, 10/07/2018

  • Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi từ nhận thức đến hành động

    14:53, 10/07/2018

  • Phó Chủ tịch VCCI: "Chính sách công nghiệp" là "đòn bẩy" để kinh tế tư nhân phát triển

    14:29, 10/07/2018

  • Những thách thức của khu vực kinh tế tư nhân trên con đường phát triển

    13:25, 10/07/2018

  • Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế tư nhân

    11:31, 10/07/2018

  • Nghị quyết 10 – NQ/TW: “Mở lối” cho kinh tế tư nhân

    01:00, 09/07/2018

  • Đà Nẵng: Kinh tế tư nhân làm động lực cho tăng trưởng

    13:30, 17/06/2018

  • Đảng viên làm kinh tế tư nhân: Bước tiến của lý luận trên con đường thực tiễn

    11:02, 28/05/2018

  • Chính phủ quyết liệt "gỡ khó" cho kinh tế tư nhân

    02:02, 12/04/2018

  • “Mệnh lệnh” cho kinh tế tư nhân

    05:08, 16/02/2018

  • Chắp cánh cho kinh tế tư nhân

    05:21, 08/02/2018

  • “Ngôi sao hy vọng” của kinh tế Việt Nam là kinh tế tư nhân

    11:25, 01/01/2018

Hệ thống thuế đã có nhiều cải cách

Dưới góc độ chính sách hệ thống chính sách thuế của Việt Nam qua các giai đoạn cải cách như đã nêu tại phần 1 của bài viết đã thể hiện được những nội dung cơ bản được đề ra. Chính sách thuế hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân được thể hiện trên các mặt sau đây:

Thứ nhất, ngay từ khi các văn bản pháp luật thuế lần đầu tiên được ban hành vào những năm 1990, các quy định về thuế của Việt Nam đã được áp dụng thống nhất giữa các thành phần kinh tế. Cùng một hoạt động kinh doanh, cùng một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đều được áp dụng thống nhất một mức thuế suất và cơ sở tính thuế.

Thứ hai, khi Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành,  các chính sách ưu đãi thuế được mở rộng áp dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân và được quy định ngay trong luật.

Thứ ba, chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí được thiết kế, xây dựng và áp dụng trong thực tiễn ở mức hợp lý, phù hợp với khả năng đóng góp của người dân và doanh nghiệp. 

Diễn đàn “Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW: Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế tư nhân”

Toàn cảnh Diễn đàn “Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW: Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế tư nhân”

Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư áp dụng công nghệ cao, vào vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết hợp lý của NSNN.

Thứ tư, trong quá trình thực hiện, hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí được sửa đổi bổ sung phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; góp phần chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia; Khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; Thực hiện bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn đối với sản phẩm, hàng hoá được sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế.

Thứ năm, Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp được giảm bớt được nhiều thủ tục, giảm thời gian khai thuế từ gần 1.000 giờ đến cuối năm 2016 giảm xuống chỉ còn 110 giờ, trong đó khu vực kinh tế tư nhân được hưởng lợi nhiều nhất. Thông tư của Bộ Tài chính số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 được ghi nhận là sự kiện đặc biệt bởi sự đơn giản hóa và cắt giảm nhiều thủ tục tại 7 thông tư, bãi bỏ nhiều mẫu biểu kê khai, doanh nghiệp không phải gửi đến cơ quan thuế bảng kê hàng hóa mua vào, bán ra đi kèm tờ khai thuế GTGT; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai hàng quý về tạm tính thuế TNDN; đại bộ phận doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tư nhân được cắt giảm 2/3 số lần khai thuế trong năm (từ 12 lần xuống còn 4 lần). Quy định rõ ràng về chi phí cho mục đích kế toán (Thông tư 200/2014), phân định rõ chi phí được trừ cho mục đích tính thuế (Thông tư 96/2015) đã giúp cho doanh nghiệp được chủ động trong kinh doanh và nâng cao vai trò quản trị để vừa bảo đảm hiệu quả kinh doanh, vừa tuân thủ tốt pháp luật thuế.

Việc bãi bỏ quy định về đăng ký tài khoản của người bán trong việc doanh nghiệp kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào (tại Thông tư số 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016); bỏ quy định đăng ký mẫu 06/GTGT đối với các DN mới thành lập sau 01 năm có nhu cầu tiếp tục nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (Thông tư số 93/2017/TT-BTC ngày 19/9/2017) được cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp khởi nghiệp phấn khởi, đánh giá cao.

Thứ sáu, Triển khai thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,  Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định các chính sách cụ thể cần hỗ trợ, đồng thời phân công trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc thực thi các chính sách, giải pháp. Chắc chắn 100% số doanh nghiêpk thuộc loại này thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Trong khung khổ của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp loại này được ưu đãi, tạo thuận lợi tối đa trong việc giảm nhẹ các thủ tục về đăng ký thuế, khai thuế thuế và thực hiện chế độ kế toán cùng với việc được trợ giúp miễn phí trong việc đào tạo, tư vấn, hỗ trợ về lệ phí môn bài trong giai đoạn khởi sự đến 3 năm. Để có thể hỗ trợ được nhiều hơn cho khu vực này, hiện tại Bộ Tài chính đang khẩn trương tiếp tục tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020, triển khai chương trình nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế, trên cơ sở đó có những đề xuất với Chính phủ và Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật với những nội dung cụ thể và thiết thực.

Hiện tại, theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp vừa qua, Bộ Tài chính đang triển khai công tác chủ trì nghiên cứu, soạn thảo, tham vấn ý kiến rộng rãi của các cơ quan, ban ngành, cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời, làm việc với các cơ quan của Chính phủ, các Ủy ban của Quốc hội để các Dự án sửa đổi, bổ sung các luật thuế được trình Quốc hội thông qua vào các kỳ họp tới, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, trong đó có hỗ trợ và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chính sách thuế đã hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO