Chống dịch COVID-19: Kinh tế hay sinh mạng?

Diendandoanhnghiep.vn Phương pháp biện chứng chống dịch COVID-19 là trung dung giữa hai thái cực.

Khung cảnh tang thương ở Brazil...

Khung cảnh tang thương ở Brazil...

Thế giới đã bước qua “năm COVID thứ 2”, đã có một vài dấu hiệu tích cực cho phép hy vọng đẩy lùi căn bệnh quái ác này. Dĩ nhiên, hy vọng không hề rõ ràng khi virus corona tiến hóa nhanh hơn các thành tựu của Y học.

“Chúng ta cần hiểu rằng chủng virus này không chỉ đến với chúng ta mỗi ngày hôm nay, đến mùa hè hoặc mùa thu tới. Nó đã đến và sẽ ở lại rất, rất nhiều năm, thậm chí vĩnh viễn”, Viện sĩ Nga, Vitaliy Zverev cho biết hồi năm ngoái.

Tiến sĩ Jill Foster, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Đại học Minnesota bình luận: “Cho tới khi chúng ta có nhiều vaccine hơn hoặc có một vài thay đổi lớn trong việc giảm các hành vi có nguy cơ khiến dịch bệnh lây lan, tôi cho rằng số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng”.

Trong khi đó, Tiến sĩ Dean Winslow, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Chăm sóc Y tế Standford cho rằng: “Tôi e là chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến số ca mắc gia tăng cho tới khi ít nhất 75% người dân Mỹ miễn dịch”.

Đến giờ phút này, tiên đoán khoa học của Viện sĩ Vitaliy Zverev là khái quát hơn cả. Bởi nền Y học thế giới đương đại vẫn tỏ ra đuối sức trước mức độ nguy hiểm của dịch bệnh. Minh chứng rõ ràng nhất là “vỡ trận” tại Ấn Độ - nền Y học uyên thâm.

Việt Nam thì sao? Thành tựu chống dịch 2 năm nay được thế giới công nhận. Nhưng liệu cách làm của chúng ta có hiệu quả về lâu dài - như nhận định của Viện sĩ Nga?

Truy vết, khoanh vùng, cách ly, phong tỏa triệt để, lan tỏa thông điệp 5K, 7K,…đấy là cách tốt nhất hiện nay. Nhưng chúng ta - liệu có đủ nhân lực, vật lực để mãi mãi chạy theo dấu chân corona? Chúng ta lấy đâu ra tiền bạc, vật chất nếu như nghiêm ngặt giãn cách xã hội?

Có luồng quan điểm cho rằng: Nếu vẫn tiếp tục đóng cửa và bỏ hàng núi tiền ra để chạy theo cắt cơn COVID-19, nhưng sang năm lỡ có thêm chủng COVID-22, 23 hoặc một mầm bệnh nào đấy đã cũ bỗng đùng đùng quay trở lại, thì tiền đâu mà lo”?

Vaccine là vũ khí ở tuyến đầu

Vaccine là vũ khí chiến lược

Vaccine, phải là vaccine hiệu quả mới là vũ khí hữu hiệu nhất để chúng ta có thể mở mặt trận tấn công trở lại COVID-19! Nhưng hiện chỉ có khoảng 0,6% dân số được tiêm chủng, quá nhỏ so với tỷ lệ 2% ở Philippines, 2,3% ở Thái Lan, 2,5% ở Brunei, 2,5% ở Lào, 4,7% ở Malaysia, 7,6% ở Indonesia, 16% ở Campuchia và 39% ở Singapore (theo dữ liệu từ Our World in Data).

Chính phủ Việt Nam bắt đầu thay đổi tư duy chống dịch, nếu như năm 2020 là “triệt để và triệt để cách ly, có thể hy sinh kinh tế” thì nay Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: “Chúng ta phải có cách tiếp cận mới, tư tưởng, quan điểm chỉ đạo mới. Chuyển trạng thái phòng chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công, song phải hài hòa giữa phòng ngự và tấn công, bảo đảm hiệu quả cao nhất”.

Thế cuộc này có thể áp dụng tư duy thời chiến cho hiện tại. Sau năm 1954, miền Bắc vừa xây dựng đất nước vừa chi viện cho miền Nam chống đế quốc, chúng ta đã mở ra những con đường huyền thoại nối hai miền, bất chấp khó khăn gian khổ.

Như những ngày đầu của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong thế kỷ 20, chúng ta có thể gầy dựng và phát triển lực lượng trong lòng địch, chính đảng cách mạng non trẻ nhưng phương pháp hoạt động, tác chiến vô cùng linh hoạt.

Đâu rồi những phiên bản 2.0 của các phong trào “Sóng duyên hải” “ Gió đại phong”, “Một người làm việc bằng hai”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”….? Và bây giờ, người Việt hoàn toàn có thể làm việc bằng 3, bằng 4 để tích lũy nguồn lực khi dịch mất kiểm soát.

Có thể phát huy tinh thần dân tộc, như bóng đá, đó là tinh thần sản xuất, kinh doanh, lấy thành tựu kinh tế bù cho thiệt hại do dịch bệnh.

Ngày 3/5, nước Anh ghi nhận chỉ 1 ca tử vong do COVID-19, đó là tín hiệu tích cực sau khi phải hy sinh 127.000 người, cao nhất châu Âu. Nước này đã có chương trình tiêm chủng vaccine thành công, với hơn 35 triệu người được tiêm mũi thứ nhất.

Biểu đồ lây nhiễm, bình phục và tử vong ở Trung Quốc, Mỹ, Anh, Ấn Độ, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil cho thấy, trước khi thấy tương lai, họ phải trải qua thời kỳ tàn khốc. Và, đương nhiên, con số thống kê thiệt hại gây ám ảnh.

Kinh tế Mỹ đang phục hồi, thậm chí bùng nổ tăng trưởng sau thời kỳ ảm đạm. Trong khi đó tâm dịch đang quay lại châu Á!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chống dịch COVID-19: Kinh tế hay sinh mạng? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711694899 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711694899 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10