Chống tham nhũng, tiêu cực tại khu vực tư

Bài và ảnh: NGUYỄN VIỆT 17/10/2022 21:42

Việc tổ chức Ban Thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp tư nhân không gây cản trở khó khăn cho các doanh nghiệp.

>>Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở

Cũng không làm phát sinh chi phí cho các doanh nghiệp, mà sẽ giúp cho hoạt động của các doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy trả lời câu hỏi của DĐDN về việc thành lập Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp tư nhân. Ảnh: Nguyễn Việt

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy trả lời câu hỏi của DĐDN về việc thành lập Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp tư nhân. Ảnh: Nguyễn Việt

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy trả lời câu hỏi của DĐDN về việc thành lập Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp tư nhân trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại cuộc họp báo về chương trình dự kiến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 17/10.

Trả lời câu hỏi: “Theo quy định dự thảo luật mới nhất dự án Luật thực hiện dân chủ cơ sở có yêu cầu doanh nghiệp tư nhân cũng thành lập Ban Thanh tra nhân dân với quyền hành, trách nhiệm cụ thể. Liệu điều này có ảnh hưởng gì đến tính quyết đoán, năng động và tự chủ của doanh nghiệp hay không”?

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho biết, so với các quy định hiện hành, liên quan đến việc tổ chức các Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành, Ban Thanh tra nhân dân đang tổ chức tại xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước.

Còn đối với các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước cũng như các tổ chức có thuê và sử dụng lao động theo hợp đồng của nhà nước hiện tại chưa có Ban Thanh tra nhân dân và việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đang thực hiện theo các quy định của Bộ luật Lao động.

“Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đa số các đại biểu Quốc hội và trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã lấy ý kiến của rất nhiều các đối tượng có liên quan. Bao gồm doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đến ý kiến của tổ chức công đoàn, các liên đoàn lao động ở địa phương… thì nhận được nhiều ý kiến tán thành quy định của dự thảo luật sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp tới”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy nói.

Đây là một thể chế hết sức quan trọng, tạo điều kiện cho người dân nói chung cũng như người lao động ở các doanh nghiệp, các tổ chức có sử dụng lao động thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình tại cơ sở một cách thực chất và có hiệu quả hơn.

Việc tổ chức Ban Thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp tư nhân, theo quan điểm của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội-là cơ quan chủ trì thẩm tra cũng như giúp cho Thường vụ Quốc hội nghiên cứu dự án luật này, thì sẽ không gây cản trở khó khăn cho các doanh nghiệp, cũng không làm phát sinh chi phí cho các doanh nghiệp, mà sẽ giúp cho hoạt động của các doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn.

>>Miễn nhiệm Bộ trưởng Giao thông Vận tải theo nguyện vọng cá nhân

>>Giám sát của Quốc hội phải dựa trên tinh thần xây dựng, đúng và trúng nội dung

Toàn cảnh cuộc họp báo. Ảnh: Nguyễn Việt

Toàn cảnh cuộc họp báo. Ảnh: Nguyễn Việt

Việc tổ chức Ban Thanh tra nhân dân và hướng dẫn hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân thuộc trách nhiệm của các tổ chức công đoàn. Công đoàn sẽ hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân mà không phải chủ doanh nghiệp.

Ví dụ, với các doanh nghiệp nhà nước trách nhiệm của doanh nghiệp là tạo điều kiện bảo đảm và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Nhưng hiện tại trong dự án luật nội dung này đã giao cho tổ chức công đoàn, không phải trách nhiệm của doanh nghiệp.

Với hoạt động của mình, Ban Thanh tra nhân dân sẽ tạo điều kiện và là cơ chế bảo đảm để người lao động tại doanh nghiệp thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của mình. Cụ thể, như quyền kiểm tra, giám sát và thông qua đó giúp phát hiện, cảnh báo từ sớm những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Người lao động ở các doanh nghiệp không phải chỉ thực hiện vai trò của mình với tư cách trong quan hệ lao động như quy định của luật lao động hiện nay, mà vai trò của người lao động có thể với tư cách là một công dân tham gia và quản lý xã hội, quản lý nhà nước.

Thông qua hoạt động của mình tại các doanh nghiệp cũng nhằm phát hiện và tham gia vào việc tạo lập môi trường làm việc, môi trường lao động cũng như môi trường lao động, sản xuất, kinh doanh lành mạnh hơn, tiến bộ hơn.

“Qua đó cũng góp phần tham gia vào công cuộc phòng chống tham nhũng và chống tiêu cực tại khu vực tư. Đây là mục đích của dự thảo luật khi đưa ra nội dung liên quan đến Ban Thanh tra nhân dân vào dự thảo”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở

    18:26, 17/10/2022

  • Quốc hội phản ứng nhanh nhưng cơ quan thực thi chậm

    02:48, 28/09/2022

  • Giám sát của Quốc hội phải dựa trên tinh thần xây dựng, đúng và trúng nội dung

    12:02, 27/09/2022

  • Quốc hội kiên trì đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát

    09:43, 27/09/2022

  • Lấy phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội phê chuẩn

    09:23, 27/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chống tham nhũng, tiêu cực tại khu vực tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO