Chuỗi cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản đang nỗ lực tìm kiếm sự tăng trưởng trên khắp Đông Nam Á, nhưng đang gặp nhiều thách thức.
>> "Cuộc chiến" cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam
Tại Nhật Bản, sự tăng trưởng về số lượng và doanh thu của các cửa hàng tiện lợi đã chậm lại trong những năm gần đây. Các chuyên gia cho rằng sự sụt giảm dân số của Nhật Bản khiến 7-Eleven Seven & i Holdings, Lawson Inc và FamilyMart Co. sẽ phải thúc đẩy chiến lược phát triển ở nước ngoài.
Động lực kinh doanh bên ngoài Nhật Bản đã bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước. Hiện nay, các thị trường tại Đông Nam Á như Indonesia, một quốc gia có tầng lớp trung lưu đang phát triển với dân số hơn 270 triệu người, đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các nhà khai thác chuỗi cửa hàng tiện lợi. Lawson, hoạt động tại Indonesia từ năm 2011, đã tuyên bố thành công trong việc bán các thực phẩm nấu chín như oden, món hầm kiểu Nhật, sau khi điều chỉnh công thức cho phù hợp với khẩu vị địa phương. FamilyMart cũng tuyên bố đã thành công trong việc bán cà phê ở Indonesia, khiến hương vị ban đầu của nó trở nên ngọt ngào hơn để thu hút khách hàng địa phương.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Deloitte, trên toàn quốc, số lượng cửa hàng tiện lợi đã tăng gấp bốn lần kể từ năm 2012. Sự hấp dẫn của các cửa hàng tiện ích không chỉ thu hút sự chú ý của các tập đoàn trong nước như Masan, Saigon Co.Op mà còn cả công ty nước ngoài như Circle K, B's Mart, Mini Stop, 7-Eleven, GS25...
Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các chuỗi cửa hàng tiện lợi Nhật Bản và cả các đối thủ địa phương đang ngày một lớn, khiến các cửa hàng tiện lợi Nhật Bản gặp khó khăn. FamilyMart đã gia nhập và rời khỏi Thái Lan, 7-Eleven cũng làm như vậy ở Indonesia, và bất chấp tham vọng lớn đối với thị trường Trung Quốc, Lawson vẫn bị lấn át bởi chuỗi cửa hàng nội địa Meiyijia.
Theo một số nhà quan sát, hiện các chuỗi cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản đang phải đánh giá lại cách thức hoạt động ở các thị trường Đông Nam Á vì những thách thức lớn. Cụ thể, 7-Eleven, hoạt động ở Đông Nam Á chủ yếu bằng cách nhượng quyền kinh doanh, đang gặp khó khăn trong việc phát triển các cửa hàng tiện lợi chất lượng Nhật Bản ở mỗi quốc gia.
>> Doanh nghiệp lo cửa hàng tiện lợi... sẽ thành "bất lợi"
Eigo Ogiwara, Giám đốc điều hành Tập đoàn tư vấn Boston ở Nhật Bản cho biết, quan hệ đối tác kiểu này khiến các cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản không thể kiểm soát việc quản lý và lợi nhuận ở nước ngoài. Chuyên gia này nói thêm, nếu các nhà bán lẻ Nhật Bản muốn tạo sự khác biệt với các cửa hàng tiện lợi địa phương, điều quan trọng là phải cũng cấp được các sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu riêng kiểu Nhật.
"Đông Nam Á rất quan trọng đối với các nhà khai thác chuỗi cửa hàng tiện lợi Nhật Bản do hầu hết người dùng trong khu vực đều có quan điểm tích cực về Nhật Bản và các sản phẩm của Nhật Bản", ông Ogiwara nhấn mạnh và cho biết thêm điều quan trọng là các chuỗi cửa hàng tiện lợi này phải có hai chiến lược khác nhau, một là tăng số lượng cửa hàng và góp phần tăng độ nhận diện thương hiệu, hai là tăng lợi nhuận.
Các chuyên gia cho rằng, cửa hàng tiện lợi là mô hình kinh doanh có thể dễ dàng thích ứng với những thay đổi thông qua việc hợp tác với các loại hình hoạt động khác nhau và bán nhiều sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như hợp tác với các hiệu thuốc để cung cấp hàng hóa đa dạng tại những khu vực ngoài đô thị.
Chủ tịch của công ty giao dịch Itochu Keita Ishii đánh giá, các cửa hàng tiện lợi cần phải đổi mới và tiếp tục phát triển để tồn tại. Việc xây dựng cơ sở khách hàng trung thành là rất quan trọng đối với một cửa hàng. Đã đến lúc chỉ những chuỗi cửa hàng có thể tiếp tục nghiên cứu và đổi mới chiến lược kinh doanh mới được khách hàng lựa chọn.
Có thể bạn quan tâm
"Cuộc chiến" cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam
07:17, 08/08/2023
Hãng bảo hiểm đầu tiên tại châu Á phân phối qua... chuỗi cửa hàng tiện lợi
17:00, 28/04/2023
Doanh nghiệp lo cửa hàng tiện lợi... sẽ thành "bất lợi"
04:04, 18/07/2022
Bộ áp tiêu chí với siêu thị, cửa hàng tiện lợi: Can thiệp quyền tự do kinh doanh
04:00, 17/07/2022
Cửa hàng tiện lợi ở Nhật dùng công nghệ thực tế ảo để điều khiển robot xếp hàng lên kệ
16:19, 23/09/2020