Chuỗi cung ứng mới: Cơ hội nào cho Việt Nam?

Diendandoanhnghiep.vn Với chiến lược "Trung Quốc + 1", cơ hội đã đến với Việt Nam, vấn đề là làm mới mình để giữ chân nhà đầu tư, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.

Chuỗi cung ứng mới không kỳ vọng quá nhiều vào Trung Quốc

Chuỗi cung ứng mới không kỳ vọng quá nhiều vào Trung Quốc

>> Chuỗi cung ứng toàn cầu sang trang mới

Nếu kinh tế toàn cầu không dựa vào Trung Quốc, thì sẽ dựa vào đâu để sản xuất? Đây là câu hỏi cấp thiết nhất hiện nay liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Một vài điểm đến đã nổi lên, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam, Banglades.

Chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn trong thời kỳ đại dịch COVID-19 và sau đó đã phục hồi trở lại. Tuy nhiên, những xung đột gần đây, biến đổi khí hậu và bức tranh địa chính trị phức tạp nói chung đang khiến tình hình trở nên rối loạn và phải xem xét lại tính hiệu quả của một số quy trình nhất định.

Sự biến động trong chuỗi cung ứng đồng nghĩa với việc giá cả cao hơn đối với người tiêu dùng và khiến các ngân hàng Trung ương đau đầu hơn với nhiệm vụ kiềm chế lạm phát kể từ năm 2022.

Giới đầu tư tỏ ra tức thời khi họ bắt đầu nghĩ đến tương lai “không Trung Quốc” hoặc “Trung Quốc +1”. Cả hai kịch bản này đều dẫn đến một kết quả: Bố trí lại các trung tâm sản xuất lớn; giảm dần vai trò của Trung Quốc và mang đến cơ hội cho một vài nền kinh tế mới nổi.

Trên thực tế, chuỗi cung ứng khó “thoát” khỏi Trung Quốc một sớm một chiều. Cho dù nguồn nhân lực và chính sách của nước này đã thay đổi, nhưng trình độ sản xuất, hệ thống công nghiệp phụ trợ, logictics,… đạt đến mức độ hoàn thiện nhất.

Việt Nam đang hưởng lợi nhiều hơn từ “Trung Quốc +1” khi một số tập đoàn lớn mở rộng hoặc đầu tư thêm nhà máy với tốc độ vừa phải do những thận trọng nhất định liên quan đến khả năng tổ chức sản xuất lớn.

Trước đại dịch COVID-19, vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Công nghiệp chế biến - chế tạo, kinh doanh bất động sản và bán buôn - bán lẻ - sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy. Từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang dịch chuyển đầu tư, chủ yếu trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ cao, thiết bị điện tử và phụ kiện, logistics, thương mại điện tử, hàng tiêu dùng, bán lẻ.

Từ những biến động gần đây cho thấy, môi trường chính trị ổn định và chính sách nhất quán, minh bạch là các yếu tố rất hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam đáp ứng khá tốt những điều kiện này.

Điều chúng ta mong chờ hơn là Việt Nam có thể trở thành “cứ điểm” công nghiệp công nghệ cao trong khu vực. Từ giữa năm 2023, rất nhiều doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu đã tìm đến Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp công nghệ cao đã chọn Ấn Độ và Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp công nghệ cao trên thế giới đã chọn Ấn Độ và Việt Nam

>> Lý do khiến Apple chuyển sang Việt Nam

“Gã khổng lồ” NVIDIA nghiên cứu khả năng đầu tư sản xuất chip, nhà sản xuất phần mềm thiết kế chip hàng đầu của Mỹ Synopsys đã thành lập một nhóm R&D gồm 600 người tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Intel đang làm ăn rất tốt ở nước ta.

Vấn đề với Việt Nam là nguồn nhân lực, vì hiện nay chúng ta chỉ tham gia chủ yếu ở khâu cuối cùng “lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói”. Để có vị trí tốt hơn trong chuỗi cung ứng này, theo nhiều chuyên gia, Việt Nam phải có nguồn nhân lực tham gia vào khâu nghiên cứu và phát triển, đồng hành, tham gia hệ sinh thái của các công ty lớn.

Các nhà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chú trọng đến tài nguyên con người hơn là tài nguyên thiên nhiên. Đây là nhiệm vụ của các Trường đại học, Viện nghiên cứu trong nước, đặc biệt là đội ngũ du học sinh Việt Nam ở nước ngoài. Về dài hạn, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần nỗ lực đạt được những thỏa thuận hợp tác hỗ trợ chuyển giao công nghệ với các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Theo báo cáo của Gartner, thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ có quy mô khoảng 1.400 tỷ USD vào năm 2029. Dự báo đến năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD. Tham gia thị trường bán dẫn toàn cầu, Việt Nam sẽ đặt một chân vào kỷ nguyên mới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuỗi cung ứng mới: Cơ hội nào cho Việt Nam? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714309792 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714309792 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10