Chuỗi giá trị kinh tế dữ liệu

Diendandoanhnghiep.vn Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, dữ liệu được “bước lên thảm đỏ”, trở thành hạt nhân của một nền kinh tế hùng mạnh.

Ngay từ năm 2017, tờ The Economist đã dự báo tầm quan trọng của dữ liệu: “Cho dù bạn đang chạy bộ, xem TV hay tham gia giao thông, mọi hoạt động đều tạo ra dấu vết kỹ thuật số - nhiên liệu cho những nhà máy chưng cất dữ liệu”.

Viễn cảnh được báo trước

Trước khi kịp nhận ra, viễn cảnh này đã trở thành hiện thực. Sự bùng nổ của cảm biến thông minh, băng thông internet mạnh mẽ, vi xử lý, điện thoại giá rẻ, thuật toán dữ liệu mới,… tất cả kéo con người vào một cuộc sống số, nơi dữ liệu là tất cả.
Dữ liệu đã trở thành món hàng giá trị nhất trên thị trường, là động lực chính giúp đưa bộ 5 tập đoàn lớn nhất thế giới - Facebook, Apple, Microsoft, Amazon và Alphabet (Google) - vượt mốc vốn hóa 1.000 tỷ USD. Nắm trong tay dữ liệu của mọi người đồng nghĩa với việc nắm trong tay cuộc sống của họ - quyền lực quá lớn, buộc chính phủ các nước liên tục tổ chức các phiên điều trần nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của những gã khổng lồ.

Nhận ra tiềm lực khổng lồ của dữ liệu, báo chí và truyền thông không ngừng gọi “Tổng sản phẩm dữ liệu” (Gross Data Product) là GDP mới của quốc gia, hay gọi dữ liệu là “Dầu mỏ mới” của thế giới.

Vòng đời của dữ liệu

Chu trình của dữ liệu trong nền kinh tế được IBM xác định với 5 người chơi chính: Thứ nhất, người sản xuất dữ liệu là bất kỳ ứng dụng, nền tảng, phần mềm nào thu thập dữ liệu, có thể là dữ liệu người dùng hoặc những dữ liệu của thiết bị, máy móc. Đây là nơi dữ liệu được sinh ra và bắt đầu vòng đời của nó. Chẳng hạn như danh sách đặt phòng của 1 khu du lịch.

Thứ hai, người tổng hợp dữ liệu sẽ “thu mua” những dữ liệu trên, tổng hợp và chuẩn hóa chúng để có thể sử dụng được. Ví dụ: Gom danh sách đặt phòng của tất cả khu du lịch trong vùng, chuyển chúng thành các con số tổng hợp để chuyển cho khâu tiếp theo.

Thứ ba, người phân tích dữ liệu sẽ phân tích và rút ra được ý nghĩa của dữ liệu. Ví dụ, thống kê lượng khách theo mùa, giá phòng trung bình, thời gian đặt phòng trung bình,...

Thứ tư, người trình diễn dữ liệu sẽ đảm bảo khâu đầu ra cho dữ liệu đã được phân tích. Ví dụ, sử dụng những dữ liệu trên để tư vấn cho những khu du lịch trong vùng, cần quảng cáo ra sao, cần định giá thế nào và tương tác với khách hàng ra sao,…

Ngoài ra, chủ sở hữu nền tảng là người cung cấp dịch vụ lưu trữ và kết nối cho những khâu trên. Ví dụ, API (giao thức kết nối) giúp các khu du lịch truyền dữ liệu cho người tổng hợp dữ liệu.

Tất nhiên, đôi khi một công ty sẽ đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, hoặc dữ liệu không đi qua hết các bước nói trên. Nhưng nhìn chung, dữ liệu được vận chuyển theo một chu trình liên tục như vậy, tạo ra một chuỗi giá trị mới - nơi dữ liệu sẽ là trung tâm, chi phối trực tiếp mọi hoạt động trong nền kinh tế.

Tăng trưởng số lượng startup dữ liệu lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam.

Tăng trưởng số lượng startup dữ liệu lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam.

Cơ hội cho các startup

Theo nghiên cứu của McKinsey, 4 yếu tố đánh giá tiềm lực dữ liệu: (1) Khối lượng dữ liệu, (2) Số lượng người dùng, (3) Khả năng truy cập liền mạch, và (4) Độ tinh vi của dữ liệu - sẽ quyết định vị thế quốc gia trong bức tranh kinh tế dữ liệu toàn cầu. Không có gì bất ngờ khi họ dự báo rằng Mỹ, Anh và Trung Quốc sẽ là 3 cực mới của thế giới trong tương lai.

Trong bảng xếp hạng này, McKinsey đã bỏ qua Việt Nam. Lý do được đưa ra là nước ta không có một bộ dữ liệu vĩ mô nhất quán về các chỉ số và các con số thống kê. Tuy nhiên, khối tư nhân Việt Nam lại được đánh giá rất cao trong việc bắt kịp xu thế dữ liệu. Với dân số trẻ - 45 triệu người thuộc MillenialZ (18-38 tuổi) và 70% dân số sử dụng internet, Việt Nam đang nắm bắt nhanh chóng những xu hướng dữ liệu của thế giới, tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ trên các nền tảng lớn như Facebook, Youtube, TikTok,...

Nhân sự liên quan tới xử lý dữ liệu- công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, đặc biệt là ứng dụng mô hình hồi quy trong marketing và kinh doanh - cũng đang là những ngành “nóng” nhất ở nước ta, thu hút nhiều sinh viên theo học và cả nhân sự trái ngành theo đuổi.
Kết quả là, những startup dữ liệu của Việt Nam đang dần gặt hái được trái ngọt. Có thể kể đến 2 kỳ lân đầu tiên của nước ta - VNPay và VNG. Tiến đến là MoMo, Tiki và Sendo là những ứng cử viên sáng giá khác cho cuộc đua 1 tỷ USD này.

Tất cả tạo nên một bức tranh cực kỳ năng động cho nền kinh mới của Việt Nam. Tuy nhiên, để thật sự làm chủ được xu hướng này, rất cần sự đồng hành và phối hợp từ khối nhà nước lẫn tư nhân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuỗi giá trị kinh tế dữ liệu tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711695343 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711695343 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10