Chuyên gia nói gì về nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng?

Kiều Vũ 15/02/2019 12:30

Vấn đề cần thiết là đánh giá lại sai lầm của quy hoạch thành phố là gì và giải quyết sai lầm như thế nào rồi mới nói đến thực hiện cái mới.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Việc tiến hành điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng được cho là cần thiết trong bối cảnh tình hình mới với nhiều bất cập phát sinh.

Một trong những yêu cầu trọng tâm nghiên cứu trong nội dung điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng là rà soát tổng thể về nội dung quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 2013, bên cạnh đó, dự báo các nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Để xây dựng tầm nhìn mới theo ý tưởng “Đà Nẵng phấn đấu trở thành thành phố xanh, hiện đại - thông minh, mang tính toàn cầu và có bản sắc”.

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Nho Trung đã nhấn mạnh tại kỳ họp HĐND thành phố đây là chủ trương hết sức quan trọng của Đà Nẵng, nếu làm tốt sẽ kéo theo được nhiều vấn đề phát triển nhanh, bền vững của thành phố.

Bình luận về vấn đề này, ông Hồ Duy Diệm – Kiến trúc sư, nguyên Trưởng ban quy hoạch TP Đà Nẵng cho biết, muốn làm một quy hoạch mới phải rà soát lại cái cũ và phải có được những định hướng mới. Đà Nẵng hiện đã được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 43 cho thời kỳ mới nên nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố bắt buộc phải định hướng phù hợp, ăn khớp với những mục tiêu đề ra của Nghị quyết.

Theo ông Diệm, vấn đề cần thiết đầu tiên trong công tác này chính là đánh giá lại sai lầm của quy hoạch thành phố là gì và giải quyết sai lầm như thế nào rồi mới nói đến thực hiện cái mới.

Một góc đường giao giữa Lê Duẩn - Ông Ích Khiêm, thuộc trung tâm TP Đà Nẵng

Một góc đường giao giữa Lê Duẩn - Ông Ích Khiêm, thuộc trung tâm TP Đà Nẵng

Quy hoạch phát triển đô thị của Đà Nẵng trong nhiều năm nay có nhiều sai lầm. Hai sai lầm cơ bản, thứ nhất là không phát triển công nghiệp. Định hướng được đề ra từ năm 2003 là phát triển cảng Liên Chiểu nhưng 15 năm qua vẫn chưa làm được cùng các vấn đề như dời ga, phát triển cảng logistics, đô thị, phát triển các khu công nghiệp cũng chưa làm được. Thứ hai, đã không quản lý đô thị theo quy hoạch đã được duyệt, không tuân thủ các tiêu chuẩn theo quy hoạch dẫn đến phá vỡ quy hoạch. Điều này dẫn đến các hệ lụy về giao thông – từ một thành phố có giao thông tốt trở nên ùn tắc, nhiều công trình công cộng không đầy đủ, thành phố chú trọng phân lô bán nền mà không chú trọng nội dung phát triển đô thị…”, ông Diệm cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải pháp nào để Đà Nẵng “hiện thực hóa” Nghị quyết 43?

    21:00, 31/01/2019

  • Đà Nẵng trước “ngưỡng cửa” phát triển mới

    17:12, 28/01/2019

  • 5 lĩnh vực mũi nhọn phát triển Đà Nẵng trong tầm nhìn 2045

    04:18, 28/01/2019

  • Doanh nghiệp kỳ vọng gì ở Tọa đàm mùa Xuân Đà Nẵng lần 2?

    14:30, 14/02/2019

  • Du lịch Đà Nẵng trong “thế trận” mới

    05:00, 14/02/2019

  • Điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng

    00:00, 13/02/2019

Gần đây khu vực trung tâm thành phố, quận Hải Châu đang có quy hoạch về các dự án nhà cao tầng. Theo kiến trúc sư Hồ Huy Diệm, nếu đưa thêm 1000 người nữa tới khu vực này thì phải xem các thiết chế ở đây có đáp ứng được số lượng dân mới sẽ đến? Mật độ đã lớn hơn tiêu chuẩn cho phép? Trường học, cây xanh, bãi đỗ xe, giao thông động thành giao thông tĩnh? Biện pháp thực hiện, nếu thiếu phải giải quyết như thế nào?

Ông Hồ Duy Diệm – Kiến trúc sư, nguyên Trưởng ban quy hoạch TP. Đà Nẵng

Ông Hồ Duy Diệm – Kiến trúc sư, nguyên Trưởng ban quy hoạch TP Đà Nẵng

Khi phát triển khu đô thị phía Nam, thành phố phải tính chuyện giãn dân, nếu không sẽ trở lại thành trở ngại cho thành phố, “vì không tính toán học sinh khu đô thị sẽ trở lại thành phố học, người dân khu đô thị sẽ chỉ đi làm ở trung tâm rồi về đó ngủ,  lại dồn về thành phố…” - ông Diệm nói.

Theo đó, đến những năm 2030-2045, Đà Nẵng muốn trở thành được một đô thị văn minh hiện đại thì ngay từ bây giờ những công trình, quy hoạch, thiết chế cơ bản như nói trên phải đạt tiêu chuẩn thành phố văn minh hiện đại của năm 2045.

Nếu không quản lý được quy hoạch đô thị  sẽ dẫn đến khó giải quyết vấn nạn khi diễn ra là điều nguyên Trưởng ban Quy hoạch thành phố nhấn mạnh, nên trước yêu cầu điều chỉnh quy hoạch chung sắp tới, ông cho rằng phải kiểm điểm các tồn tại như thế nào, xử lý tồn tại đó rồi mới thực hiện được những yêu cầu mới.

Phải phát triển công nghiệp cho thành phố tức có quy hoạch bài bản các khu công nghiệp và các ngành kinh tế công nghiệp phù hợp như logistics, công nghệ cao; Quy hoạch các khu kinh tế, đưa về các khu vực phù hợp…

Các nguy cơ về quy hoạch đô thị cho một thành phố một khi đã bị dồn nén sẽ càng trở nên khó giải quyết. Đà Nẵng hiện đã diễn ra kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm, thiếu công trình công cộng,… để thực hiện được mục tiêu trở thành thành phố xanh sạch đẹp thì phải điều chỉnh, tránh dẫn đến phá hủy môi trường, phá vỡ không gian quy hoạch, ảnh hưởng du lịch, môi trường sống và tình trạng này không phải chưa từng xảy ra tại các thành phố ở Việt Nam.

“Muốn phát triển đô thị thông minh phải dựa trên các tiêu chuẩn nhà nước ban hành và tôn trọng các tiêu chuẩn, các định hướng đã được quy hoạch. Chúng ta có thể làm từ 2020 nhưng phải nói đến những tiêu chuẩn của 2045 để không bị lạc hậu”– ông Diệm nhấn mạnh.

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng cùng với Nghị quyết 43 phát triển thành phố trong tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Bộ Chính trị ban hành mang lại một kỳ vọng to lớn cho Đà Nẵng. Rõ ràng sẽ có rất nhiều việc để giải quyết trên con đường hiện thực hóa mục tiêu. Những đóng góp, phản biện là cần thiết. Vấn đề còn lại chính là bộ máy thực hiện và thực hiện như thế nào để dẫn đến một kết quả ở tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chuyên gia nói gì về nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO