Chiến sự Syria có thế khốc liệt hơn nếu hệ thống tên lửa S300 và S400 được mệnh danh là "gia bảo" của nước Nga được chuyển đến.
Việc Nga chuyển giao tổ hợp tên lửa S-300 cho Syria có thể tạo ra bước ngoặt chiến sự ở Trung Đông. Nhưng theo một số nguồn tin từ RT và Sputnik, loại tên lửa mà Nga "tuồn" cho Syria còn hiện đại hơn, đó là S400!
Tổ hợp tên lửa này đáng sợ thế nào? Đây là hệ thống phòng thủ có tầm bắn xa nhất thế giới trước khi S500 ra đời. Phạm vi hoạt động của các loại tên lửa S-400 là 40 - 120 km với tên lửa 9M96, 250 km với tên lửa 48N6 và tới 400 km với tên lửa 40N6.
Hệ thống S400 có thể phát hiện ra mục tiêu cách xa 600km và cao 40 - 50km, là hệ thống đa tầm, có thể diệt mục tiêu tầm cao lẫn cách mặt đất vài mét - là điều mà không một tổ hợp tên lửa nào trên thế giới có thể làm được.
S400 là hàng “gia bảo” của nước Nga, đủ sức kiềm chế các tên lửa tối tân nhất, như Trident II, LGM-30 Minuteman III của Mỹ, M51 của Pháp…
Với tầm phát hiện mục tiêu 600km, tên lửa S400 bao phủ gần hết diện tích Trung Đông và biển Địa Trung Hải - nơi tàu chiến Mỹ mang tên lửa Tomahawk thường xuyên có mặt.
Có thể bạn quan tâm
11:01, 26/09/2018
07:01, 02/09/2018
04:27, 26/08/2018
06:52, 29/04/2018
Động thái tăng cường hiện diện quân sự ở Syria cho thấy nước Nga bắt đầu “rắn mặt” với Mỹ, một mặt thực hiện cam kết bảo vệ chính phủ ông Assad, mặt khác muốn thể hiện vị thế cường quốc trong cuộc đối đầu với Washington.
Tuy nhiên đến lúc này Moscow chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về nghi vấn chuyển S400 cho Damacus, những gì Bộ trưởng quốc phòng Nga, ông Sergei Shoigu thừa nhận cung cấp chỉ là hệ thống S300.
Chưa biết đất nước Syria có bình yên dưới tấm màn bảo vệ bằng sức mạnh quân sự hay không, nhưng việc đưa thêm vũ khí tối tân vào nước này có thể gây ra cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm.
Một lần nữa, lý thuyết về “chuyển mâu thuẫn ra ngoài lãnh thổ” lại phát huy tác dụng, Mỹ và Nga không phải lần đầu tiên vận dụng. Rất không may, những năm gần đây Trung Đông và Syria luôn được chọn.
Những cáo buộc của Mỹ với Putin rằng nước Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2016 hay khủng hoảng ngoại giao Nga và phương Tây về vụ điệp viên Skipal bị đầu độc…bằng cách nào đó đều được thể hiện trong chiến sự Syria.
Không hẳn nhiên Putin quyết định chuyển giao vũ khí tối tân nhất đến Syria mà không cần bất cứ hợp đồng mua bán nào!
Việc bảo vệ chính quyền ông Assad trước yêu cầu của Mỹ về việc ông này phải từ chức, liệu có tác dụng gì với nước Nga?, và việc thành lập liên minh Nga - Syria - Iran - Iraq nhằm tiêu diệt nhà nước Hồi giáo tự xưng IS sẽ mang lại điều gì cho Moscow?
Đó là những vấn đề cốt lõi để biết được lý do nước Nga không quản ngại một cuộc can thiệp quân sự đầy may rủi.
Có thể thấy Nga không có nhiều lợi ích kinh tế ở Trung Đông bằng Mỹ hay Trung Quốc. Điều mà ông Putin lo ngại là các phong trào ly khai lan đến các nước láng giềng. Cirmea và Ukraine là những địa bàn rất “nhạy cảm” dưới sự kiềm tỏa của Moscow trong vài năm trở lại đây.
Từ năm 2015 trở lại đây, Nga không ngừng tăng cường quân sự ở căn cứ Latakia và Tartus cả với vùng biển Caspi.
Putin muốn ngăn chặn Mỹ áp sát biên giới Nga thông qua đường Trung Đông? Điều này hoàn toàn có lý do, nhất là khi NATO thời gian gần đây có xu hướng mở rộng địa bàn về phương Đông!
Giúp Syria cũng chính là phương án phòng thủ từ xa tốt nhất với nước Nga lúc này.