Cú ngã "thảm hại" của Pepsi

QUÂN BẢO 14/01/2021 13:19

Nhăm nhe đổi mới, mở rộng vùng sản phẩm, Pepsi từng nhảy vào làm smartphone khi cho ra mắt dự án điện thoại Pepsi Phone. Tuy nhiên, "ông lớn" này đã nhận được kết cục cay đắng.

Nhiều doanh nghiệp chạy theo cái gọi là “đổi mới trong kinh doanh”, tuy nhiên có bao nhiêu doanh nghiệp hiểu đúng và áp dụng các đổi mới này để đạt được thành công như dự tính?

Đổi mới tức là sáng tạo ra một thứ gì đó (trong kinh doanh thường là sản phẩm hoặc dịch vụ) để đem đến một kết quả khác biệt và tăng thêm giá trị cho những gì đã hiện hữu nhằm đưa đến một hướng tiếp cận khác.

Trong kinh doanh, đổi mới không chỉ là công cụ để cạnh tranh, mà còn để tồn tại. Theo thống kê, có đến 75% tổ chức cho biết đổi mới sản phẩm là cách hữu hiệu nhất để đương đầu với những ảnh hưởng từ các sức ép về giá. Các doanh nghiệp tiêu tốn trung bình 83% ngân sách marketing cho khâu đổi mới sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhiều thương hiệu đã đổi mới đúng cách và tận hưởng quả ngọt từ chiến thuật này.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tiến hành “đổi mới” theo đúng khái niệm nêu trên. Trên thực tế, có đến 82% doanh nghiệp cho rằng “đổi mới” là “mở rộng”.

Chính vì vậy, họ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trong con đường “đổi mới” của mình. Và điển hình chính là Pepsi - một thương hiệu đồ uống nổi tiếng nhất nhì thế giới đi đầu tư vào… điện thoại!

Năm 2015, khi thị trường điện thoại di động nở rộ với hàng loạt tên tuổi mới như Xiaomi hoặc Huawei, Pepsi cũng bắt đầu nhăm nhe miếng bánh này khi cho ra mắt dự án điện thoại Pepsi Phone với hai series P1 và P1S.

Về cơ bản, Pepsi Phone không khác gì các điện thoại khác, cũng chạy hệ điều hành Android, vỏ nhôm, màn hình 5.5 inches độ phân giải Full HD, bộ xử lý MediaTek, camera sau 13MP và camera trước 5MP.

Và phần duy nhất khiến Pepsi tự tin “thu phục” người dùng chỉ là logo Pepsi in ở mặt sau của chiếc điện thoại di động này!

Rõ ràng, với Pepsi, họ đã “đổi mới” bằng cách khai thác một lĩnh vực chẳng liên quan gì đến thế mạnh của mình. Họ chỉ đơn giản là đang đánh cược khách hàng sẽ mua Pepsi Phone vì logo như các sản phẩm nước ngọt, áo thun hoặc balo đã triển khai lúc trước.

Và kết quả như thế nào? Pepsi thất bại đau đớn khi chỉ bán được 1.000 chiếc P1.

Trong khi khởi động sản phẩm này, Pepsi đã đề xuất một khoản tài trợ tập thể với công ty thương mại điện tử Trung Quốc JD.com để sản xuất nhiều điện thoại hơn. Tuy nhiên đến nay đã 5 năm, các mục tiêu này vẫn chưa thể hoàn thành. 

Không chỉ vì những nguyên nhân kể trên, giá cả của Pepsi Phone cũng không đủ hấp dẫn người dùng. Dự án lần này chính là một cú ngã thảm hại của thương hiệu toàn cầu này.

Bài học rút ra

Khi tiến hành đổi mới, thương hiệu cần biết người dùng sẽ nhận thức sự đổi mới này như thế nào, sẽ chuyển hướng ra sao, và liệu người dùng có chấp nhận sử dụng một sản phẩm hoàn toàn xa lạ so với sản phẩm chính hay không.

Nếu thiếu hoặc không thể đáp ứng một trong những điều này, thì doanh nghiệp cần suy nghĩ lại về mục tiêu của việc đổi mới. Phải nhớ rằng ở mỗi thể loại sản phẩm, cách tiếp nhận và thị hiếu người dùng không giống nhau. Điển hình như cái tên Pepsi có thể là bảo chứng thành công trong lĩnh vực đồ uống, nhưng chẳng là gì cả trong thị trường sản xuất điện thoại di động.

Hiển nhiên, đổi mới không phải là việc dễ dàng, tuy nhiên cũng chẳng phải bất khả thi. Trái ngược với Pepsi, nhiều doanh nghiệp đã đổi mới đúng cách và thành công. Vậy nên điều quan trọng nhất là phải đổi mới đúng cách, tạo ra nhu cầu cho người dùng, thỏa mãn họ theo cách khác biệt ở một mức độ thỏa mãn cao hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Pepsi chơi lớn với đồ uống cồn

    Pepsi chơi lớn với đồ uống cồn

    05:08, 03/10/2020

  • Giờ đây bạn có thể uống Pepsi để… dễ ngủ

    Giờ đây bạn có thể uống Pepsi để… dễ ngủ

    05:08, 16/09/2020

  • Pepsi suýt mất chiếc phản lực

    Pepsi suýt mất chiếc phản lực

    06:28, 02/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cú ngã "thảm hại" của Pepsi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO