Cuộc cách mạng ngành giày dép

Diendandoanhnghiep.vn Sau khi ra đời vào năm 1925, dụng cụ đo cỡ chân Brannock Device trở thành vật dụng không thể thiếu trong các tiệm giày dép và là một “anh hùng” trong thế chiến thứ hai.

>>Chuyện chiếc móc áo

Brannock Device trở thành vật dụng không thể thiếu trong các tiệm giày dép

Brannock Device trở thành vật dụng không thể thiếu trong các tiệm giày dép

Chủ nhân của bằng sáng chế này là Charles F. Brannock. Những năm 1920, khi còn là một chàng trai trẻ, ông làm việc ở cửa hàng giày dép Park-Brannock do cha mình, ông Otis C. Brannock, và Ernest N. Park đồng sáng lập ở Syracuse, New York.

Trong thời gian làm việc, ông nhận thấy rằng cách đo kích thước chân của khách hàng quá phức tạp. Bởi dụng cụ đo lúc bấy giờ, Ritz Stick, chỉ đơn giản là một cây thước gỗ có hai mốc, mốc ở gót cố định, mốc ở ngón chân có thể trượt lên trượt xuống. Sau khi đo được chiều dài thì người bán phải xoay thước 90 độ để tiếp tục đo chiều rộng. Như vậy quá trình đo kích thước chân bị chia thành hai giai đoạn. Chính vì vậy ông đã nghĩ đến một thiết bị nào đó có thể đo được đồng thời cả chiều dài và chiều rộng của chân.

Với ý tưởng này, trong thời gian sau đó ông đã dành nhiều công sức để phác thảo và lên thiết kế cho thiết bị đo chân mới. Ông dựng được bản mẫu của Brannock Device bằng bộ công cụ lắp ráp Erector thường chơi hồi nhỏ và bắt đầu sản xuất vào năm 1925. Đến năm 1926, doanh số sản phẩm nhanh chóng tăng lên. Năm 1927, ở tuổi 24, ông nộp đơn cấp bằng sáng chế và chính thức được công nhận vào năm 1929.

Vươn ra ngoài nước Mỹ, thiết bị này cũng xuất hiện tại nhiều nơi khác trên thế giới, được cấp bằng sáng chế hoặc bảo đảm nhãn hiệu tại hơn 20 quốc gia, bắt đầu là nước Anh và Canada vào năm 1929.

Bước đột phá lớn của Brannock Device xuất hiện vào năm 1933. Lúc đó một thuyền trưởng phàn nàn với người bán giày về những vấn đề giày dép mà thủy thủ hay gặp phải trên tàu. Bằng cách sử dụng Brannock Device, người bán phát hiện ra rằng vấn đề không nằm ở đôi giày mà thủy thủ được cấp, mà là do nhiều người đi sai cỡ giày. Người thuyền trưởng viết về phát hiện này cũng như thiết bị Brannock Device trong một bài báo đăng trên số tháng 7 năm 1933 của Kỷ yếu Viện Hải quân Mỹ. Không để cơ hội vụt đi, Brannock nhanh chóng sử dụng bài báo này để quảng bá thiết bị của mình trong quân đội.

Đến Thế chiến thứ hai, Brannock còn tạo ra một phiên bản Brannock Device “sinh đôi” đặc biệt, giúp các quân chủng có thể đo đồng thời cả chân trái và chân phải.

Cho đến ngày nay, công ty Brannock Device cho biết họ đã bán được hơn 1 triệu sản phẩm Brannock Device.

Đến ngày nay, công ty Brannock Device cho biết họ đã bán được hơn 1 triệu sản phẩm Brannock Device

Đến ngày nay, công ty Brannock Device cho biết họ đã bán được hơn 1 triệu sản phẩm Brannock Device

>>Chuyện vỏ chai rượu vodka

Năm 2016, nhà báo Paul Lukas ca ngợi Brannock Device là một “tiêu chuẩn chung cho nền văn hóa”, hoặc “không có ai ở Mỹ mà chưa từng đặt chân lên Brannock Device”. Tuy nhiên ông cũng nhận xét rằng mặc dù ai cũng biết hình dạng và từng dùng qua, thế nhưng gần như mọi người đều không biết tên gọi của thiết bị. Sự phổ biến và “ẩn danh” của Brannock Device là một sự kết hợp thú vị.

Các thương hiệu giày dép cũng sử dụng Brannock Device để phục vụ khách hàng. Nhưng để nổi bật và tạo dấu ấn thương hiệu hơn, họ thường thêm logo của mình lên thiết bị, chẳng hạn New Balance, Payless và Merrell.

Và lần cải biên nổi tiếng nhất là vào năm 1996, khi The Athlete’s Foot tổ chức một cuộc thi chạy dành cho những người chân to. Lúc đó Brannock Device chỉ đo được các cỡ chân thông thường, tối đa là 16 ở nam. Mà như vậy thì chưa đủ “đô” với các vận động viên trong cuộc thi. Do đó công ty đã tạo ra một phiên bản mới, cho phép đo cỡ chân lên đến 35.

Tính đến ngày nay, công ty Brannock Device tạo ra được hơn chục phiên bản thiết bị cho nam giới, nữ giới, trẻ em ở Mỹ, Anh, châu Âu. Có cả phiên bản dành cho hệ đo lường dùng centimet. Đa số đều có giá khoảng 82,95 USD.

Hiện nay vị thế của Brannock Device đang bị đe dọa bởi những thiết bị công nghệ cao. Chẳng hạn công ty Volumental (Stockholm) sở hữu thiết bị quét 3D có thể thu thập 10 số đo bàn chân khác nhau chỉ trong vòng 5 giây. Các thương hiệu như Hoka, Red Wing Shoes hoặc New Balance đều đang sử dụng sản phẩm này. Hoặc Nike Fit của Nike cũng có thể đo kích cỡ chân bằng cách quét.

Mặc dù vậy Brannock Device vẫn rất được yêu thích, đặc biệt ở khu vực Syracuse, nơi thiết bị này ra đời và sản xuất. Vào năm 2018, đội bóng chày Syracuse Mets (sau này là Chiefs) trong giải Minor League đã quyết định vinh danh Brannock Device trong trận đấu với Toledo Mud Hens. Cách thể hiện của họ là ra sân với tư cách là các thiết bị Brannock Device, áo thi đấu cũng làm theo phiên bản được cá nhân hóa của dụng cụ này. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc cách mạng ngành giày dép tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713435059 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713435059 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10