Chuyện về giáo dục công - tư

Diendandoanhnghiep.vn Có nhiều sự khác biệt trong giáo dục công tư mà khác biệt lớn nhất đó là mức lương.

>> Thiếu giáo viên nhưng sinh viên tốt nghiệp sư phạm lại thất nghiệp?

fff

Chương trình học và chăm sóc sức khỏe học sinh của trường công - tư có sự khác biệt. Ảnh: Quốc Tuấn

Trước đây khoảng 30 năm, học sinh nào thi không đủ điểm vào hệ công lập mới phải học ở trường tư thục, hay các trường bổ túc với học phí cao hơn nhưng chất lượng và khối lượng kiến thức thường thua sút so với hệ thống giáo dục công lập. Ngay cả trong trường công cũng có chia hệ công lập và bán công với mức học phí có chút khác nhau phụ thuộc vào điểm thi đầu vào.

Các giáo viên dạy trường tư, bổ túc vị thế cũng thường có chút kém hơn với giáo viên trong trường công. Họ khó có cơ hội bồi dưỡng cho học sinh tham gia thi và đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi, khó có khả năng thể hiện khả năng truyền đạt, giảng dạy khi mặt bằng năng lực học sinh khá thấp, chưa kể không thiếu học sinh cá biệt.

Học sinh học trong trường công lập là niềm tự hào, nếu được vào lớp chuyên, lớp chọn thì khả năng thi đỗ đại học, cao đẳng rất cao. Khi các lớp thường loay hoay chạy theo đúng chương trình với chỉ tiêu tốt nghiệp, thì các lớp chuyên ban tua nhanh chương trình để cả năm lớp 12 cuối cấp dành cho ôn thi đại học theo bộ đề. Ngày đó, đề thi chỉ nhặt từ bộ đề ra, nếu cày kỹ càng thuộc các tập trong bộ đề là khả năng thi đỗ rất cao.

Thời thế thay đổi, kinh tế phát triển kéo theo thay đổi về quan điểm giáo dục, nhà nước mở cửa phát triển hệ thống giáo dục tư nhân. Các trường tư thục, quốc tế nở rộ như nấm sau mưa với các hình thức kinh doanh giáo dục dựa theo cái bóng mờ gắn tên “tư nhân hóa”, “xã hội hóa” theo mác và chương trình đào tạo quốc tế.

Thật khó để thẩm định chương trình hay nguyên tắc đào tạo của các trường tư. Thực tế có rất nhiều trường tư, trường quốc tế có chất lượng đào tạo tốt, nhưng cũng có không ít trường đào tạo không bằng trường công. Nhưng họ lại nổi lên vì nhiều nhẽ, trong đó có việc PR rất tốt với các sự kiện tổ chức rầm rộ, quy mô. Có sự kiện có sự tham gia của học sinh, có sự kiện để cả phụ huynh và học sinh tham gia, nhưng cũng có sự kiện tổ chức dường như chỉ để dành cho phụ huynh có điều kiện mang danh đi theo con như du lịch, trải nghiệm.

Không thể phủ nhận các hoạt động quảng bá ngoại khóa đó có điểm mạnh là học sinh có cơ hội để thể hiện bộc lộ các khả năng, năng khiếu về nghệ thuật, âm nhạc, thể thao, hội họa, diễn xuất, thuyết trình, sự tự tin trước đám đông…, nhưng ở một số trường tư nhân, quốc tế, thì điểm yếu là lượng kiến thức phổ thông của toán học, vật lý… bị cắt đi khá nhiều.

Do học phí thu cao nên hầu như mức lương của giáo viên trường tư, trường quốc tế cũng cao hơn, tạo ra sự chênh lệch về thu nhập. Mặc dù giáo viên trường quốc tế sẽ không có quà từ phụ huynh các dịp 20 tháng 11 hay lễ tết, nhưng họ vẫn đủ trang trải cuộc sống, tích lũy trong khi khối lượng công việc không quá vất vả như các giáo viên trường công.

g

Không thể xem nhẹ việc tăng lương cho giáo viên. Ảnh: Quốc Tuấn

>> Đừng xem nhẹ chuyện lương giáo viên

>> Vẫn loay hoay bài toán thiếu giáo viên

>> Sách giáo khoa, chương trình mới và giáo viên cốt cán

Chưa kể mác giáo viên trường quốc tế danh giá hơn, có nhiều cơ hội để tiếp xúc với tầng lớp thành đạt có thể có nhiều khả năng tạo nên sự thay đổi trong cuộc sống theo hướng tốt đẹp. Đây là một trong những lý do khiến lớp giáo viên trẻ năng động sẽ “chảy máu” sang khối tư thực, quốc tế hoặc bỏ nghề làm việc khác, thay vì chịu mức lương quá thấp ở trường công, trong khi giáo viên cũng có con cái học hành, cũng cần nhà cửa, xe cộ, tích lũy như tất cả mọi người khác.

Lương mãi không tăng, nếu có tăng thì cũng không được như kỳ vọng, bởi chưa tăng thì “giá tung tăng đi trước, lương lả lướt theo sau”. Chưa kể phụ huynh trong hệ thống trường quốc tế, lịch sự, tôn trọng giáo viên, còn trường công bây giờ có cả phụ huynh cầm dao ép thầy hiệu trưởng phải quỳ xin lỗi. Mỗi lần họp phụ huynh đầu năm cần đóng góp là giáo viên chủ nhiệm hết sức áp lực “trên đe, dưới búa”. Chỉ tiêu từ Ban giám hiệu về cơ sở vật chất hạ tầng của nhà trường luôn mâu thuẫn đối lập với ví tiền của phụ huynh học sinh.

Nếu không có bước đi quyết liệt để cải cách tiền lương giáo viên, có thể tương lai giáo viên công lập ùn ùn bỏ việc, người mới không vào, người già cố bám đợi về hưu thì hệ thống giáo dục công lập có nguy cơ đổ vỡ; việc lãnh đạo, quản lý, định hướng giáo dục ở tầm vĩ mô sẽ bị phá vỡ thì nguy cơ con cái các gia đình nghèo có nguy cơ thất học.

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phải ưu tiên cho giáo dục bởi “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Các khẩu hiệu trong ngành giáo dục xin đừng chỉ là khẩu hiệu vang to trong hội trường mà phải là lương giáo viên, là trường học mới xây có đủ bể bơi, sân tập, nhà thi đấu đa năng, là hệ thống “trò yêu thầy, thầy yêu nghề”, cả thầy lẫn trò đều “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Chỉ khi gánh nặng cơm áo gạo tiền được đặt xuống hay nhẹ bớt thì giáo viên mới có thể “tất cả vì học sinh thân yêu” được. Đừng bắt họ phải chờ đợi, hy sinh thêm nữa, đừng để người thân của họ giục giã “nghỉ đi, nghỉ thôi, nghỉ nhanh làm việc khác”.

Nếu không ổn định được đời sống cho giáo viên thì giáo dục Việt Nam sẽ đi về đâu?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyện về giáo dục công - tư tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713543252 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713543252 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10