Cơ chế chia sẻ rủi ro trong dự án PPP không hấp dẫn

PGS. TS Trần Chủng – Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam 22/04/2020 16:05

Với cách thiết kế như hiện tại, các quy định về cơ chế chia sẻ rủi ro trong các Dự án PPP chẳng những không đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư mà còn có thể phát sinh tiêu cực, nhũng nhiều.

Không chỉ thế, quy định này còn có thể khiến mục tiêu gọi vốn đầu tư vào các dự án công tư khó khăn, thậm chí là thất bại.

br class=

Dự án PPP Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh: Tạ Tôn

Tại phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục ý kiến lần thứ hai về dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Lo ngại phát sinh tiêu cực

Ở phiên bản mới nhất, dự thảo Luật PPP không tiếp cận theo hướng chia sẻ khi nhà đầu tư dự án PPP thua lỗ, mất vốn, mà chỉ xem xét việc áp dụng chia sẻ khi doanh thu của dự án bị sụt giảm do lỗi từ phía Nhà nước.

Theo đó, cơ chế áp dụng việc chia sẻ giảm doanh thu được căn cứ dựa trên doanh thu thực tế và doanh thu cam kết trong hợp đồng (tối đa 75% doanh thu). Ngoài ra, để được hưởng cơ chế chia sẻ rủi ro trong dự án PPP, dự án phải do cơ quan có thẩm quyền lập; chỉ áp dụng loại hợp đồng BOT, BTO, BOO và không sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và hàng loạt điều kiện khác nhưng vẫn chưa đảm bảo được mức doanh thu cam kết tại hợp đồng.

Những quy định trên, đọc qua có thể thấy rất cẩn thận, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người tiêu dùng nhưng vấn đề ở chỗ quy định hiện chưa có hướng dẫn, điều kiện cụ thể về việc xác định mức doanh thu cam kết trong hợp đồng. Cơ sở chọn tối đa 75% dễ bị lợi dụng trong thỏa thuận của nhà đầu tư và cơ quan có thẩm quyền. Đây là kẽ hở cho tiêu cực bởi mức doanh thu cam kết sẽ phụ thuộc vào khả năng đàm phán của các bên, theo đó không có sự nhất quán giữa các dự án.

Hơn nữa, theo dự thảo cơ chế chia sẻ phần tăng/hụt thu chỉ được quyết định áp dụng sau khi đã thực hiện các biện pháp điều chỉnh giá/phí/thời hạn hợp đồng. Việc này sẽ phát sinh cơ chế xin cho và có sự phân biệt giữa các nhà đầu tư với nhau.

Đồng thời để giảm thiểu tiêu cực, phải có tiêu chí rõ ràng về việc điều chỉnh giá vé thu phí, điều chỉnh thời hạn hợp đồng… Các tiêu chí này phải được cấp có thẩm quyền quyết định trước khi lựa chọn Nhà đầu tư để đảm bảo minh bạch công bằng và nhà đầu tư, ngân hàng có đủ cơ sở đánh giá tính rủi ro trước khi quyết định tham gia Dự án.

Nhà đầu tư luôn ở thế yếu

Theo nội dung dự thảo, tại khoản 3 Điều 83: “Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu…. phải được xác định tại quyết định chủ trương đầu tư”. Theo đó, cơ chế này được hiểu chỉ áp dụng cho các dự án mới sau khi Luật này có hiệu lực. Vậy cơ chế này sẽ áp dụng như thế nào đối với các dự án đã có chủ trương đầu tư như các dự án thuộc cao tốc Bắc Nam và nhiều dự án đang triển khai hoặc đang vận hành?

Với các dự án PPP giao thông về cơ bản các nhân tố ảnh hưởng đến lưu lượng của BOT đều là các yếu tố khách quan, nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu tư. Ví dụ: một dự án PPP đang vận hành, chính quyền dùng tiên ngân sách xây dựng con đường gần như song song và không thu phí dẫn đến phân lưu; Hoặc trường hợp một dự án hầm xuyên núi được thiết kế thi công đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn hầm đường bộ cao tốc nhưng qui hoạch đường cao tốc lại không đi qua sẽ gây hụt thu rất lớn. Vì vậy, nên chăng cơ chế chia sẻ giảm doanh thu trong mọi trường hợp (bỏ điều kiện liên quan đến giảm doanh thu do chính sách, pháp luật liên quan).

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyển 8 dự án PPP sang đầu tư công: Giải pháp cần nhưng…“chưa đủ”!

    Chuyển 8 dự án PPP sang đầu tư công: Giải pháp cần nhưng…“chưa đủ”!

    05:20, 21/04/2020

  • Dự thảo luật về PPP: Đề nghị thu hẹp lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP

    Dự thảo luật về PPP: Đề nghị thu hẹp lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP

    16:31, 20/04/2020

  • Dự thảo Luật về PPP: “Kiểm toán tận 4 khâu thì nhà đầu tư hoảng lắm”

    Dự thảo Luật về PPP: “Kiểm toán tận 4 khâu thì nhà đầu tư hoảng lắm”

    16:08, 20/04/2020

  • Dự thảo Luật về PPP: Có nên áp sàn quy mô dự án PPP?

    Dự thảo Luật về PPP: Có nên áp sàn quy mô dự án PPP?

    12:28, 20/04/2020

Trở lại với câu chuyện PPP bởi bản chất của phương thức đối tác công-tư, là nhà nước và các nhà đầu tư tư nhân cùng ký hợp đồng để phân chia lợi ích, rủi ro cũng như trách nhiệm của mỗi bên trong việc xây dựng công trình hay cung cấp một dịch vụ công nào đó. Lợi ích nhận dạng khá rõ nhưng nhận dạng được đầy đủ các rủi ro trong hoàn cảnh Việt Nam là rất khó khăn. Cho tới nay, các nhà đầu tư luôn trong tình thế của những người “yếu thế”.

Do đó, Luật về PPP, các Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật phải tôn trọng bản chất của phương thức đối tác công-tư, tôn trọng các nhà đầu tư tư nhân là một đối tác để cùng nhà nước thực hiện các dự án mà lẽ ra nhà nước phải làm phục vụ phát triển kinh tế, nhân dân. Phải luôn coi Nhà nước và nhà đầu tư đều có lợi bởi lợi ích lớn nhất là nền kinh tế phát triển, nhân dân được thụ hưởng các công trình, dịch vụ tốt. Chỉ khi đó, các dự án PPP mới hấp dẫn các nhà đầu tư.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cơ chế chia sẻ rủi ro trong dự án PPP không hấp dẫn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO