Mới đây, “gã khổng lồ” thức ăn nhanh McDonald's đã cho ra mắt quảng cáo của nhà làm phim Edgar Wright, sử dụng động tác biểu cảm khuôn mặt bằng cách “nhướng mày” khiến người xem cảm thấy thú vị.
>>>McDonald’s bán hàng của… đối thủ
McDonald’s là một trong những thương hiệu được biết nhiều nhất trên thế giới. Logo “vòm vàng” của họ phổ biến đến nỗi có rất nhiều người biết đến, thậm chí còn nhiều hơn cả biểu tượng thánh giá hay nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị.
Trên thực tế, McDonald’s thường tập trung chiến lược marketing vào việc phát triển sản phẩm. Nhưng kể từ năm 2018, thương hiệu này đã chú ý hơn về những trải nghiệm của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình. Việc xây dựng cảm nhận và niềm tin của khách hàng đang là bước tiến mới giúp thương hiệu này tiếp cận tới nhiều đối tượng mục tiêu hơn.
Trước đây, hầu hết các quảng cáo từ chuỗi thức ăn nhanh McDonald's thường có xu hướng làm nổi bật các sản phẩm của mình, ví dụ như hình ảnh chiếc bánh mì kẹp thịt được cắn bởi những khách hàng trông có vẻ thích thú, hay là các món ăn vui vẻ nhảy lên hoặc chiếc bánh được thiết kế thành một chú hề rất biểu cảm.
>>>Nhân viên McDonald’s đau đầu vì chiến dịch marketing
>>>McDonald’s trở lại và "lợi hại hơn xưa”!
Nhưng, một quảng cáo mới gần đây của chuỗi thức ăn nhanh, ban đầu được phát hành ở Anh đã thay đổi truyền thống đó. Nhà làm phim người Anh Edgar Wright, người từng nổi tiếng với các bộ phim hài như Shaun of the Dead (2004) và Baby Driver (2017), đã khiến nhiều người cảm thấy khá thú vị khi sử dụng vũ đạo kỳ quặc và một vài cử chỉ khơi gợi. Việc dùng biểu cảm trên khuôn mặt bằng cách “nhướng mày hai lần” trong quảng cáo của Wright đã khéo léo lồng ghép logo hình chữ “M” của McDonald’s và khiến cho người xem cảm thấy thích thú.
Đồng thời, câu chuyện của quảng cáo cũng nắm bắt được tư tưởng thời đại. Trong đó, hai người nữ trong văn phòng đã là khởi nguồn của một cuộc di cư hài hước khỏi văn phòng trông buồn tẻ, nhướn mày ra hiệu cho các đồng nghiệp rằng họ nên đi ăn trưa, một lời nhắc nhở nhẹ nhàng về các thông lệ tại nơi làm việc hậu Covid, nơi đã chứng kiến việc các nhân viên văn phòng từ chối quay trở lại bàn làm việc để ủng hộ cuộc sống làm việc linh hoạt hơn.
Quảng cáo, lấy bối cảnh là ca khúc Oh Yeah của Yello năm 1985, cũng gợi nhớ đến các xu hướng khiêu vũ phổ biến bởi các ứng dụng video ngắn đang nổi bật trên thế giới như là TikTok và các ứng dụng khác, trong đó các nhóm người, thường mặc quần áo bình thường và trong bối cảnh hàng ngày, hòa mình vào các bước nhảy phối hợp đã được luyện tập kỹ lưỡng.
Sau đó, một cuộc trò chuyện trên Twitter giữa Thomas Sussman, người đứng đầu bộ phận lập kế hoạch của công ty đằng sau quảng cáo của Wright, và Leo Burnett, một giám đốc điều hành công ty quảng cáo khác, cũng đã làm sáng tỏ quá trình sáng tạo đằng sau quảng cáo. Thomas Sussman giải thích rằng nghiên cứu dân tộc học cho rằng nhướn mày là điểm khởi đầu cho quảng cáo, và cử chỉ đó được liên kết với logo của McDonald's, sự lựa chọn âm nhạc chỉ là bước cuối cùng.
Đã có một cuộc tranh luận sôi nổi từ những người hâm mộ các bộ phim của Edgar Wright về cái cách mà McDonald's đang sản xuất các thực phẩm công nghiệp và khiến cho bệnh béo phì ngày càng nhiều. Tuy nhiên, với nhiều người quảng cáo này dường như chỉ đơn giản đã mô tả sự thư giãn từ cuộc sống của chính họ sau sau những giờ làm việc căng thẳng tại văn phòng thời hậu COVID-19.
Có thể bạn quan tâm
McDonald’s bán hàng của… đối thủ
05:05, 23/10/2022
McDonald’s đăng ký thương hiệu nhà hàng vũ trụ ảo
03:08, 14/02/2022
Gã khổng lồ McDonald’s bị “người tí hon” kiện 900 triệu USD
03:54, 08/03/2022
McDonald’s loay hoay tìm lối đi riêng
04:12, 05/06/2021
Chiến dịch marketing cũ mà mới của McDonald’s
04:08, 26/04/2021