Có gì khuất tất đằng sau những văn bản “thúc ép” của Bộ GDĐT?

Diendandoanhnghiep.vn Việc liên tục ra văn bản “thúc ép” khôi phục chức vụ Phó Hiệu trưởng cho người có nhiều vi phạm về tài chính, khiến dư luận nghi ngờ về sự “công tâm” của Bộ đối với công tác nhân sự của trường này.

>>Bộ GDĐT yêu cầu khôi phục chức danh Phó Hiệu trưởng cho người đang bị xem xét kỷ luật?

Có nhiều sai phạm về tài chính

Liên quan đến việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) yêu cầu khôi phục chức danh Phó Hiệu trưởng cho người đang bị xem xét kỷ luật, mà Diễn đàn Doanh nghiệp đã phản ánh. Mới đây, Bộ GDĐT ban hành Kết luận của Ban cán sự Đảng Bộ GDĐT tại buổi làm việc với tập thể lãnh đạo Trường ĐH sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.

Việt Bộ GDĐT liên tục ra văn bản “thúc ép” Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM phôi phục chức vụ Phó Hiệu trưởng cho người có nhiều vi phạm về tài chính, khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi về sự “công tâm” của Bộ đối với công tác nhân sự của trường này.

Việc Bộ GDĐT liên tục ra văn bản “thúc ép” Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM phôi phục chức vụ Phó Hiệu trưởng cho người có nhiều vi phạm về tài chính, khiến dư luận đặt nghi ngờ về sự “công tâm” của Bộ đối với công tác nhân sự của trường này.

Theo đó, Ban cán sự Đảng bộ GDĐT yêu cầu tập thể lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM phải tuân thủ, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, hướng dẫn của Ban cán sự Đảng, Bộ GDĐT và Đảng ủy Khối ĐH, CĐ TP.HCM; thực hiện dứt điểm kết luận thanh tra của Bộ (Kết luận thanh tra số 611/KL-BGDĐT ngày 25/6/2021, kết luận thanh tra về công tác tài chính tại Trường ĐHSPKT TP.HCM).

Hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thống nhất giao quyền hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách) có thời hạn từ 3 - 6 tháng để giải quyết các vấn đề cấp bách của nhà trường và thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, hoàn thành trong tháng 5 này.

Đáng chú ý là tại Kết luận này, một lần nữa Bộ GDĐT yêu cầu Thư ký hội đồng trường thay mặt Hội đồng trường thực hiện ngay việc ký thông báo thu hồi Thông báo số 07/TB-HĐT ngày 16/3/2021 theo chỉ đạo của Bộ và trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng trường tại phiên họp ngày 13/4, thời hạn hoàn thành chậm nhất ngày 17/5. Người phụ trách trường thực hiện các thủ tục cần thiết để khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đối với TS.Trương Thị Hiền, hoàn thành trước ngày 30/5.

Ngoài ra, Bộ GDĐT cũng yêu cầu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM khẩn trương có ngay giải pháp cấp văn bằng cho người học đã đủ điều kiện được cấp bằng tốt nghiệp, đảm bảo đúng quy định và quyền lợi của người học; chịu trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng chậm cấp bằng tốt nghiệp cho người học đã đủ điều kiện.

Lại nói về các sai phạm đã được Thanh tra Bộ GDĐT kết luận tại Kết luận thanh tra số 611/KL-BGDĐT ngày 25/6/2021 mà Ban Cán sự Đảng Bộ GDĐT yêu cầu lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM phải tuân thủ và thực hiện dứt điểm kết luận thanh tra của Bộ. Theo đó, Kết luận thanh tra số 611/KL-BGDĐT nêu rõ ông Lê Hiếu Giang và bà Trương Thị Hiền, nguyên Phó Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm đối với các sai phạm trong việc ký bảng kê chứng từ rút dự toán và danh sách chi trả tiền miễn học phí sinh viên sư phạm không đúng quy định với khoản tiền lên đến hơn 11 tỷ đồng. 

Riêng bà Trương Thị Hiền với vai trò nguyên Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trong việc đề xuất sử dụng kinh phí cấp bù học phí sinh viên sư phạm, cấp bù tiền miễn giảm học phí không đúng quy định, việc sử dụng số tiền chênh lệch nói trên không đúng mục đích, tính chất nguồn kinh phí là vi phạm quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002, nếu sai phạm không bị phát hiện ngân sách Nhà nước sẽ thất thoát hơn 11 tỷ đồng.

Không những vậy, trong giai đoạn 2013 – 2018, Ban giám hiệu của trường này cũng đã có những sai phạm liên quan đến tài chính khác đã được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ rõ và yêu cầu xử lý các cá nhân liên quan.

Theo đó, văn bản số 237/TB-KTNN ngày 23/01/2017 của KTNN về việc thông báo kết quả kiểm toán tại trường Đại học SPKT TP.HCM kết luận, trường đã để ngoài sổ kế toán số tiền ký quỹ của các hợp đồng dịch vụ tại Trường từ năm 2012, 2013 đến nay (2015-PV) là 1.510.500.000 đồng. Số tiền trên, được 4 cán bộ phòng Kế hoạch tài chính đứng tên gửi tiết kiệm tại ngân hàng BIDV, trong đó, bà Trương Thị Hiền đứng tên 1 sổ tiết kiệm với số tiền 330 triệu đồng.  

Cụ thể, bà Nguyễn Thị Thanh Sang đứng tên sổ tiết kiệm số AAA7036371 BIDV: 437.250.000 đồng có kỳ hạn 12 tháng, từ 21/8/2013 đến 21/8/2014 gia hạn đến 21/8/2016; bà Trương Thị Hiền đứng tên sổ tiết kiệm số AAB0381755BIDV: 330.000.000 đồng có kỳ hạn 12 tháng, từ 11/11/2015 đến 09/11/2016; bà Lê Thị Hải Lý đứng tên sổ tiết kiệm số AAB0104242 BIDV: 690.000.000đ có kỳ hạn 12 tháng, từ 14/9/2015 đến 14/10/2016; bà Hoàng Thị Lan Hương đứng tên sổ tiết kiệm số AAA7118642 BIDV: 53.250.900đ kỳ hạn 12 tháng, từ 03/12/2013 đến 03/6/2014.

Căn cứ những sai phạm nghiêm trọng đó, KTNN đã kiến nghị, kiểm điểm trách nhiệm cá nhân Hiệu Trưởng (ông Đỗ Văn Dũng – PV) và Phó Hiệu trưởng nguyên Trưởng phòng Kế hoạch tài chính (bà Trương Thị Hiền – PV) kiêm kế toán trưởng về sai phạm đã dùng tiền ký quỹ các hợp đồng dịch vụ gửi ngân hàng (04 sổ tiết kiệm, trị giá 1.510.500đ đứng tên cá nhân kế toán trưởng và kế toán viên) không hạch toán trong sổ kế toán và báo cáo tài chính 2015.

>>>>Các tình huống pháp luật: Trợ cấp cho người lao động nước ngoài sau khi thôi việc?

Yêu cầu khôi phục chức vụ khi đã hết nhiệm kỳ

Như vậy, với hàng loạt những sai phạm về tài chính trong thời gian còn đảm nhiện chức vụ kế toán trưởng của nhà trường, nhưng Bộ GDĐT không hề có bất cứ van bản nào yêu cầu Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM xử lý nghiêm những sai phạm của bà Hiền như Kết luận của Thanh tra Bộ GDĐT đã nêu, mà lại liên tục ra văn bản yêu cầu trường phải khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Hiền, trong đó có việc khôi phục chức danh Phó Hiệu trưởng cho bà Trương Thị Hiền. Trong khi, theo quy định, bà Trương Thị Hiền đã hết nhiệm kỳ làm Phó Hiệu trưởng.

kết luận của Kiểm toán Nhà nước cũng như của Thanh tra Bộ GDĐT đã chỉ ra nhiều sai phạm của lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhiệm kỳ 2013-2018 cũng như của cá nhân bà Trương Thị Hiền.

Kết luận của Kiểm toán Nhà nước cũng như của Thanh tra Bộ GDĐT đã chỉ ra nhiều sai phạm của lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhiệm kỳ 2013-2018 cũng như của cá nhân bà Trương Thị Hiền liên quan đến vấn đề tài chính.

Luật sư Phạm Đoàn Thanh Diệu - Giám đốc Công ty Luật TNHH An Lạc cho biết, Khoản 4 Điều 49 Nghị định 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định, trường hợp viên chức quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm mà chưa có quyết định bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thì không được thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ quản lý hiện giữ. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ quản lý đó do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.

“Trên thực tế, tại thời điểm 20/11/2020, khi Hội đồng trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 được công nhận, quyết định bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2013 - 2018 đối với của bà Trương Thị Hiền đã hết thời hạn bổ nhiệm và bà Trương Thị Hiền chưa có quyết định bổ nhiệm lại, nên không được thực hiện chức trách nhiệm vụ theo khoản 4 Điều 49 Nghị định 115/2020/NĐ-CP là phù hợp”, LS Phạm Đoàn Thanh Diệu nêu quan điểm.

Mặt khác, ngày 05/3/2021, khi Hội đồng trường xem xét quyết định việc giao thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền chức vụ Phó Hiệu trưởng theo đúng thẩm quyền, Hội đồng trường đã xem xét, đánh giá các điều kiện và kết luận bà Trương Thị Hiền không đạt tiêu chuẩn năng lực về ngoại ngữ theo quy định về tiêu chuẩn chức vụ Phó Hiệu trưởng quy định tại quy chế tổ chức hoạt động của trường này. Bên cạnh đó, Đảng ủy cơ quan cũng không có chủ trương bổ nhiệm lại nhân sự này để kiện toàn bộ máy.

Hơn nữa, theo Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) mới, kể từ 1/7/2020, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng không còn là công chức mà là viên chức. Một số chức danh lãnh đạo nhà trường không còn theo cơ chế Bộ trưởng (hoặc người đứng đầu đơn vị chủ quản) bổ nhiệm như trước đây, mà Hiệu trưởng do Hội đồng trường bầu và phải được đơn vị chủ quản công nhận. Bên cạnh đó, Phó Hiệu trưởng do Hội đồng trường bổ nhiệm theo sự đề xuất của Hiệu trưởng.

Do đó, khi Hội đồng trường được áp dụng theo Luật GDĐH mới, thì các nhân sự liên quan cũng phải theo quy định mới, khi Hiệu trưởng được Hội đồng trường bầu mới, thì những Phó Hiệu trưởng theo cơ chế bổ nhiệm cũ sẽ mặc nhiên hết hiệu lực và Hội đồng trường có quyền bầu Phó Hiệu trưởng theo đề xuất của Hiệu trưởng mới.

Việc kiện toàn nhân sự chủ chốt để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật là hết sức cần thiết đối với một trường Đại học. Tuy nhiên, việc Bộ GDĐT liên tục ra văn bản “thúc ép” nhà trường phải khôi phục chức vụ Phó Hiệu trưởng cho người đã có nhiều sai phạm về tài chính và đã hết nhiệm kỳ lãnh đạo nhưng chưa có quyết định bổ nhiệm lại, đồng thời không đủ tiêu chuẩn, năng lực về ngoại ngữ theo quy định về tiêu chuẩn chức vụ Phó Hiệu trưởng của nhà trường, khiến dư luật đặt nghi ngờ về sự “công tâm” của Bộ GDĐT. Đồng thời, việc ra văn bản chỉ đích danh cá nhân bà Trương Thị Hiền cũng khiến dư luận đặt câu hỏi “có hay không việc định hướng nhân sự của Bộ GDĐT đối với ngôi trường này?”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Có gì khuất tất đằng sau những văn bản “thúc ép” của Bộ GDĐT? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711661957 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711661957 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10