Có gì trong giải thưởng Nobel kinh tế năm 2023?

NGUYỄN CHUẨN 11/10/2023 02:00

Trong lịch sử 55 năm của giải Nobel kinh tế, bà Claudia Goldin là người phụ nữ thứ ba từng vinh dự đoạt giải thưởng cao quý này với công trình nghiên cứu về khoảng cách giới tính trong công việc.

>>>Giải Nobel kinh tế 2022: Lại là người Mỹ!

Mới đây, bà Claudia Goldin, giáo sư Đại học Harvard, đã được trao giải Nobel kinh tế vì nghiên cứu giúp giải thích tại sao phụ nữ trên khắp thế giới ít có khả năng đi làm và kiếm được ít tiền hơn nam giới trong công việc.

bà Claudia Goldin, giáo sư Đại học Harvard, đã được trao giải Nobel kinh tế

Giáo sư Claudia Goldin của Đại học Harvard đã được trao giải Nobel kinh tế năm 2023.

Đáng chú ý, trong lịch sử 55 năm giải thưởng Nobel về kinh tế, bà Claudia Goldin chỉ là người phụ nữ thứ ba được trao giải trong số 93 người đã từng đoạt giải và cũng là người phụ nữ đầu tiên nhận giải thưởng cao quý này một mình.

Giải thưởng của bà tiếp nối các danh hiệu Nobel năm nay về y học, vật lý, hóa học, văn học và hòa bình được công bố vào tuần trước. Và nó theo sau ba người đoạt giải năm ngoái về kinh tế: Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke, Douglas W. Diamond và Philip Dybvig vì nghiên cứu của họ về những thất bại của ngân hàng đã giúp định hình phản ứng quyết liệt của Mỹ trước cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008.

>>>Nobel Kinh tế 2022: “Hạch tội” ngân hàng và đầu sỏ tài chính

>>>Giải Nobel Kinh tế 2021 cho các nghiên cứu thực nghiệm về kinh tế lao động

Nghiên cứu của bà Claudia Goldin

Trên thực tế, chỉ có khoảng một nửa phụ nữ trên thế giới có việc làm được trả lương, so với 80% nam giới. Các nhà kinh tế coi khoảng cách này là một sự lãng phí cơ hội: Việc làm thường không đến được với những người có trình độ cao nhất vì phụ nữ không cạnh tranh được trong việc làm hoặc không được xem xét một cách đúng mức.

công trình nghiên cứu về khoảng cách giới tính trong công việc.

Giải Nobel kinh tế năm nay là một công trình nghiên cứu về khoảng cách giới tính trong công việc.

Ngoài ra, còn là vấn đề chênh lệch lương trong giới tính - phụ nữ ở các nền kinh tế tiên tiến kiếm được trung bình ít hơn nam giới khoảng 13% - khiến phụ nữ không khuyến khích theo đuổi việc làm hoặc tiếp tục học tập để đủ điều kiện có các cơ hội việc làm cao cấp hơn.

Giáo sư Đại học Harvard Claudia Goldin, năm nay 77 tuổi, đã khám phá lý do đằng sau sự chênh lệch đó. Bà nhận thấy chúng thường xuất phát từ những quyết định của phụ nữ về triển vọng của họ trên thị trường việc làm và về hoàn cảnh cá nhân của gia đình họ. Một số phụ nữ đánh giá thấp cơ hội việc làm của họ. Những người khác cảm thấy vấn đề bởi trách nhiệm trong gia đình.

“Phụ nữ hiện nay có trình độ học vấn cao hơn nam giới”, bà Goldin lưu ý trong một cuộc phỏng vấn với Associated Press. “Họ tốt nghiệp đại học với tỷ lệ cao hơn nhiều so với nam giới. Họ học ở trường trung học tốt hơn nam giới. Vậy tại sao lại có những khác biệt này”?

Để hiểu điều gì đang xảy ra, giáo sư Goldin đã nghiên cứu dữ liệu thị trường lao động trong vòng 200 năm. Nhiệm vụ này đòi hỏi một quá trình điều tra tốn nhiều công sức bởi vì công việc của phụ nữ thường không xuất hiện trong các ghi chép lịch sử. Ví dụ, những phụ nữ làm việc ở trang trại cùng với chồng hoặc làm việc tại nhà trong các ngành tiểu thủ công nghiệp như dệt vải thường không được tính.

Giáo sư Goldin đã biên soạn các cơ sở dữ liệu mới bằng cách sử dụng các nguồn như số liệu thống kê công nghiệp và khảo sát lịch sử về cách mọi người sử dụng thời gian của mình. Bà phát hiện ra rằng các hồ sơ chính thức đã đánh giá thấp đáng kể khối lượng công việc mà phụ nữ đang làm.

Theo công trình nghiên cứu của bà Goldin, trong cuộc Cách mạng Công nghiệp, khi nền kinh tế Mỹ và châu Âu nhanh chóng mở rộng và chuyển từ trang trại sang nhà máy, tỷ lệ lực lượng lao động của phụ nữ thực sự đã giảm. Tiến bộ trong việc mở rộng việc làm cho phụ nữ bị chậm lại một phần do kỳ vọng của chính phụ nữ và những trải nghiệm mà họ đã chứng kiến. Ví dụ, họ thường chứng kiến mẹ của mình ở nhà ngay cả khi con cái họ đã lớn. Chính những điều này đã khiến một số phụ nữ phải cắt ngắn thời gian học tập vì họ không thể tìm kiếm một sự nghiệp lâu dài

Bà Goldin cũng phát hiện ra rằng hôn nhân cũng là một rào cản nghiêm trọng đối với việc làm của phụ nữ so với những gì người ta nghĩ trước đây. Vào đầu thế kỷ 20, chỉ có 5% phụ nữ đã kết hôn đi làm, so với 20% tổng số phụ nữ. Cho đến những năm 1930, luật pháp thường cấm phụ nữ đã kết hôn tiếp tục làm giáo viên hoặc nhân viên văn phòng. Mặc dù những luật đó cuối cùng đã bị bãi bỏ. 

Bên cạnh đó, có một sự chênh lệch đáng kể về thu nhập giữa nam và nữ. Bà Goldin đã biên soạn dữ liệu trong hai thế kỷ về sự chênh lệch lương theo giới tính. Bà nhận thấy rằng khoảng cách về thu nhập đã thu hẹp trong nửa đầu thế kỷ 19 và sau đó từ khoảng năm 1890 đến năm 1930 khi các công ty bắt đầu cần thêm nhiều nhân viên hành chính và văn thư. Nhưng, tiến bộ trong việc giảm chênh lệch lương đã bị đình trệ từ khoảng năm 1930 đến năm 1980 mặc dù có nhiều phụ nữ đi làm và học đại học hơn.

Công trình nghiên cứu của bà Goldin đã xác định được thủ phạm chính: Việc làm mẹ. Khi phụ nữ có con, lương của cô ấy có xu hướng giảm và sau đó không tăng nhanh như nam giới, ngay cả khi người phụ nữ và người nam giới có trình độ học vấn và nghề nghiệp tương tự nhau.

Hệ thống trả lương hiện đại có xu hướng khen thưởng những nhân viên có sự nghiệp lâu dài và không bị gián đoạn. Và các công ty thường yêu cầu nhân viên phải luôn sẵn sàng và linh hoạt khi làm việc muộn và cuối tuần. Điều đó có thể khó khăn đối với những phụ nữ thường phải chịu nhiều trách nhiệm chăm sóc con cái hơn nam giới.

Bà Goldin cũng cho rằng, trên thực tế phụ nữ cần nhiều sự giúp đỡ hơn, nhất là từ những người bạn đời của họ, trong việc cân bằng giữa việc chăm sóc con cái và trách nhiệm công việc.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải Nobel kinh tế 2022: Lại là người Mỹ!

    Giải Nobel kinh tế 2022: Lại là người Mỹ!

    04:30, 16/10/2022

  • Nobel Kinh tế 2022: “Hạch tội” ngân hàng và đầu sỏ tài chính

    Nobel Kinh tế 2022: “Hạch tội” ngân hàng và đầu sỏ tài chính

    04:30, 12/10/2022

  • Nobel kinh tế 2021: David Card người kế nghiệp Karl Marx

    Nobel kinh tế 2021: David Card người kế nghiệp Karl Marx

    05:30, 17/10/2021

  • Giải Nobel Kinh tế 2021 cho các nghiên cứu thực nghiệm về kinh tế lao động

    Giải Nobel Kinh tế 2021 cho các nghiên cứu thực nghiệm về kinh tế lao động

    14:39, 12/10/2021

  • Giải Nobel Vật lý 2021 truyền thông điệp chống biến đổi khí hậu

    Giải Nobel Vật lý 2021 truyền thông điệp chống biến đổi khí hậu

    08:32, 06/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Có gì trong giải thưởng Nobel kinh tế năm 2023?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO