Nobel Kinh tế 2022: “Hạch tội” ngân hàng và đầu sỏ tài chính

Diendandoanhnghiep.vn Lật lại cuộc đại suy thoái 1929 -1933, cựu Chủ tịch FED Ben Bernanke phát hiện ra rằng, ngân hàng là nhân tố quyết định cuộc khủng hoảng, khiến chúng kéo dài và trầm trọng.

Giải Nobel kinh tế 2022 tiếp tục thuộc về các nhà khoa học người Mỹ

Giải Nobel kinh tế 2022 tiếp tục thuộc về các nhà khoa học người Mỹ

>> Nobel kinh tế 2021: David Card người kế nghiệp Karl Marx

Giải Nobel kinh tế năm 2022 tiếp tục được Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao cho 3 nhà khoa học người Mỹ. Nhóm tác giả gồm có cựu Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke, cùng với Douglas Diamond và Philip Dybvig, giáo sư tại đại học Chicago và Washington.

Trong vòng 11 năm gần đây, người Mỹ không có đối thủ trong lĩnh vực nghiên cứu khai mở thêm các lý thuyết kinh tế, như: Kinh tế học hành vi, phân tích giá tài sản, lý thuyết hợp đồng, thuyết tăng trưởng nội sinh, thuyết đấu giá, kinh tế lao động và phương pháp luận trong quan hệ nhân quả,…

Tất cả những công trình này đều cố gắng tìm giải pháp cho các vấn đề vĩ mô, mang tính hệ thống. Nói cách khác, người Mỹ đang tập trung chất xám để giải quyết lỗi trong cấu trúc kinh tế tư bản điển hình, đó là một loạt câu hỏi: Vì sao chu kỳ khủng hoảng ngắn lại? Dư địa nào để tăng trưởng? Khâu nào thường mắc lỗi?

Riêng công trình đoạt Nobel kinh tế 2022 nhờ đưa ra phát hiện mới về ngân hàng và khủng hoảng kinh tế, tài chính - là chủ đề rất “nóng” hiện nay. Trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương quan trọng nhất thế giới (FED) chật vật kiểm soát lạm phát; hiện tượng lên ngôi của đô la Mỹ và hàng loạt đồng tiền suy yếu đều dẫn đến suy thoái.

Trong tiến trình hình sin của nền kinh tế, vai trò của ngân hàng như thế nào? Cựu Chủ tịch FED lật lại cuộc đại suy thoái 1929 -1933, ông phát hiện ra rằng, ngân hàng là nhân tố quyết định cuộc khủng hoảng, khiến chúng kéo dài và trầm trọng.

Ai cũng có tiền trong túi nhưng rất ít ai hiểu nguồn gốc của tiền bạc, tại sao những tờ giấy in số lại có giá trị đến vậy, nhưng cũng với tờ giấy đó chúng ta hầu như chẳng mua được gì có giá trị trong các cuộc khủng hoảng kinh tế. Ai đã tước bỏ giá trị của nó? Dường như có bóng ma vô hình nào đó điều khiển?

Thực ra, đằng sau mỗi tờ giấy vô tri vô giác là nhiều thế lực đáng gờm, sự biến đổi của giá trị đồng tiền luôn đi kèm với máu đổ, chết chóc, những cuộc chiến dai dẳng giữa các nhóm tài phiệt ngân hàng mà chúng ta gọi là “chiến tranh tiền tệ”.

Cách thức thường thấy, các nhóm tài phiệt tìm cách bơm tiền thật nhiều vào những nền kinh tế đang tăng trưởng, đẩy chỉ số kinh tế lên tột đỉnh rồi làm cho quả bóng ấy nổ tung. Sau đó họ lại xuất hiện dưới vỏ bọc “định chế tài chính quốc tế”, cho vay, viện trợ tái thiết. Chiến lợi phẩm là dầu khí, bất động sản, công nghiệp quốc phòng, đất đai nông nghiệp, dự án đầu tư béo bở.

Thật trùng khớp, song song với chiến sự Nga - Ukraine chúng ta nhìn thấy vẻ hào phóng của nước Mỹ, nhưng chính các tập đoàn Mỹ, Cargill, Dupont và Monsanto là chủ nhân mua 17 triệu ha đất nông nghiệp tại Ukraine trong khi chiến sự vẫn ác liệt.

Liệu có phải là tình cờ khi 3 tập đoàn thâu tóm đất Ukraine được hậu thuẫn bởi các quỹ đầu tư Vanguard, BlackRock và Blackstone, nắm trong tay mười mấy nghìn tỷ USD tiền mặt! Càng bất ngờ hơn khi phát hiện ra Bill Gates lại là điền chủ lớn nhất nước Mỹ.

Giáo trình kinh tế dạy cho sinh viên chỉ trang bị kiến thức sơ đẳng, nói về nguyên nhân ra đời, vai trò và sự phát triển của ngân hàng. Nhưng rất ít ai cho chúng ta biết rằng: Ngân hàng là ai? Làm sao ngân hàng sở hữu trong tay khối tiền khổng lồ?

Thử phân tích một chút về lịch sử thâu tóm của đế chế Rosthchild, gia tộc ngân hàng cường quyền duy nhất ở châu Âu. Bằng cách nào họ gầy dựng cơ đồ từ trận chiến Waterloo, cuộc chiến sinh tử giữa Pháp và Anh, đằng sau đó là canh bạc của rất nhiều nhà đầu tư cổ phiếu.  

Chỉ bằng thông tin tình báo chiến trường được sắp xếp, anh em nhà Rosthchild đã làm chủ sàn giao dịch chứng khoán London. Họ công khai bán tháo trái phiếu chính phủ Anh sau khi phao tin quân Anh thất trận, vài tiếng sau trái phiếu Anh chỉ còn 5% giá trị.

Lúc này, tay chân của nhà Rosthchild âm thầm mua hết trái phiếu đã mất 95% giá trị. Một ngày sau chiến trận kết thúc, Napoleon và nước Pháp thua trận kinh điển, cổ phiếu Anh giờ là vua và tất cả thuộc về Rosthchild. Cuộc chiến tranh đẫm máu biến Rosthchild trở thành chủ nợ lớn nhất của nước Anh.

Rosthchild được cho là thế lực khuynh loát kinh tế thế giới

Rosthchild được cho là thế lực khuynh loát kinh tế thế giới

Rosthchild  nắm quyền chi phối phát hành trái phiếu chính phủ, nghĩa là có quyền định đoạt mức thu thế hàng năm đánh vào dân. Cuối cùng, gia tộc Rosthchild đã tóm gọn cường quốc số 1 thế giới trong thế kỷ 19.

Trong cuốn sách nổi tiếng “Bí mật Cục dự trữ Liên bang”, tác giả Eustace Mullins, cựu binh của không quân Mỹ tiết lộ lời tự mãn của con cả nhà Roschild: “Ai khống chế được việc cung ứng tiền tệ của đế quốc Anh thì người đó khống chế được đế quốc Anh”.

Với những phát hiện mới về kinh tế, tài chính, tiền tệ, nhân loại nên biết ơn Karl Marx - người đã giành cả đời nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, phát hiện mâu thuẫn dẫn đến khủng hoảng, dự báo khủng hoảng. Marx đã gián tiếp chỉ ra thế lực đằng sau các cuộc khủng hoảng là giới đầu sỏ tài chính, tư bản ngân hàng lũng đoạn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nobel Kinh tế 2022: “Hạch tội” ngân hàng và đầu sỏ tài chính tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713597800 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713597800 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10