Cơ hội bắt nhịp thế giới

Diendandoanhnghiep.vn Thách thức thực sự đối với Việt Nam là làm thế nào để chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất – đặc biệt đối với các doanh nghiệp công nghệ.

>> Sáng tạo để chinh phục người tiêu dùng

Sự nhạy cảm được thử thách trong thời kỳ khủng hoảng. Make in Vietnam không chỉ là slogan về cách nghĩ lớn “chuyển từ gia công sang sáng tạo”, mà còn là bài toán nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia, bàn đạp đẩy mạnh lộ trình hội nhập và xuất khẩu.

Trước đại dịch Covid-19, nước ta cũng từng bàn nhiều về chuyển đổi số, về giải pháp công nghệ và các sản phẩm công nghệ mang trí tuệ Việt Nam. Nhưng chỉ sau dịch bệnh, tư duy này càng được đẩy nhanh và chuyển hóa triệt để.

Công nghệ và đổi mới

Công nghệ là trái tim của thời kỳ hậu Covid-19. Cơ hội do công nghệ tạo ra trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) ít hơn nhiều so với cơ hội do công nghệ tạo ra và các vấn đề được nó giải quyết trong các lĩnh vực khác, bao gồm tài chính, nông nghiệp, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, năng lượng, công nghiệp và thương mại.

Thế giới đã thay đổi và tăng trưởng toàn cầu chậm lại. Thách thức thực sự đối với Việt Nam là làm thế nào để chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất – đặc biệt đối với các doanh nghiệp công nghệ.

Có nhiều yếu tố khiến các công ty công nghệ Việt Nam gặp trở ngại khi tăng cường đầu tư vào R&D, vốn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong doanh thu. Tuy nhiên, một hệ sinh thái nền tảng và một môi trường khuyến khích đầu tư công nghệ sẽ là “bệ đỡ hy vọng” nâng cao vị thế cho các thương hiệu công nghệ.

Mọi bộ phận của hệ thống sản xuất - bao gồm lập kế hoạch, thiết kế, chế tạo và phân phối - phải hoạt động tốt. Phần mềm cao cấp kết nối các quy trình sản xuất; nguồn cung cấp R&D tiên tiến cho các tập đoàn toàn cầu. Doanh nghiệp Việt đặt nó cùng với “cổ tức nhân khẩu học” (sự thúc đẩy năng suất kinh tế khi gia tăng tỷ lệ người lao động), chúng ta sẽ có một hệ sinh thái phát triển mạnh và bền vững.

 Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trải nghiệm công nghệ nhận diện giọng nói Vbee tại triển lãm Make in Vietnam. Ảnh: Lê Sơn

Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trải nghiệm công nghệ nhận diện giọng nói Vbee tại triển lãm Make in Vietnam. Ảnh: Lê Sơn

>>Make in Viet Nam tìm “chỗ đứng”

Tầm nhìn về thương hiệu quốc gia

Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giải thích “Make in Vietnam” là một nội hàm bao gồm: Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam.

Theo chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh, Chủ tịch hội đồng Giảng huấn Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI, giá trị thương hiệu quốc gia (GTTHQG) là giá trị vô hình, có được từ tổng năng lực tích lũy, phát sinh và gia tăng qua các năm liên tục, thành các lợi ích kinh tế – xã hội tiềm năng (cho tương lai gần) của một quốc gia. GTTHQG càng lớn thì càng nhiều ngành nghề, thành phần được hưởng lợi trong hội nhập, như một quyền lực hay một nguồn lực vô hình.

Để tăng cường GTTHQG, mỗi quốc gia phải tập trung xuất khẩu được “giá trị nào đó mà thế giới cần”. Chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh phân hạng các giá trị chính yếu đó thành bốn nhóm lớn: Xuất khẩu tư tưởng và văn minh về khoa học và quản trị; Xuất khẩu công nghệ cùng các máy móc trang thiết bị dây chuyền tiêu chuẩn; Xuất khẩu những sản phẩm , dịch vụ gia tăng, chứa đựng những giá trị ưu trội; và cuối cùng là xuất khẩu tài nguyên cùng các nhân công lành nghề ở chuỗi thấp hoặc lao động đơn giản.

Bên cạnh đó, cam kết của Việt Nam trong việc xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính là một lý do chính khác góp phần gia tăng GTTHQG.

 Robot MISA Cukcuk - nền tảng số Make in Viet Nam đáp ứng hộ kinh doanh cá thể, DN F&B.

Robot MISA Cukcuk - nền tảng số Make in Viet Nam đáp ứng hộ kinh doanh cá thể, DN F&B.

Cơ hội cho các doanh nghiệp

Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng này, khi các công ty toàn cầu điều chỉnh các chiến lược sản xuất và chuỗi cung ứng của họ để xây dựng khả năng phục hồi, Việt Nam tìm thấy cơ hội để trở thành một trong những cứ điểm sản xuất quan trọng của thế giới. Việt Nam có ba lợi thế chính để tận dụng cơ hội này: môi trường đầu tư kinh doanh ổn định và thông thoáng; lực lượng lao động trẻ và cạnh tranh; chính sách khuyến khích các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường.

Những yếu tố này sẽ giúp Việt Nam có vai trò lớn hơn trong các GVC (chuỗi giá trị toàn cầu). Một khu vực sản xuất phát triển mạnh cũng sẽ tạo ra các lợi ích bổ sung, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội phát triển theo chiều sâu, tạo công ăn việc làm cho hơn 50 triệu lao động trong thập kỷ tới.

Trong thời kỳ thế giới đang chuyển mình ngày càng phức tạp, kết hợp các đối tác công nghệ cũng là cơ hội tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Các công ty công nghệ cung cấp các giải pháp kỹ thuật giá cả phải chăng để đáp ứng nhu cầu phát triển, còn bản thân doanh nghiệp tập trung vào các khía cạnh đổi mới khác, bao gồm các ý tưởng mới, marketing và thúc đẩy giá trị gia tăng.

Ngoài ra, sự kết hợp giữa các công ty công nghệ và công ty công nghiệp góp phần thúc đẩy các sáng kiến và đề xuất giải pháp kỹ thuật mới, tạo ra những lời giải mới cho bài toán Make in Việt Nam. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần lưu tâm đến các hội thảo và nhóm thảo luận có sự tham gia của chính phủ, các nhà hoạch định chính sách.

Bên cạnh đó, các giải pháp của doanh nghiệp góp phần xóa nhòa “bất bình đẳng công nghệ” cũng rất quan trọng. Công nghệ có thể dễ dàng tiếp cận đối với tầng lớp trung lưu hoặc cao hơn, nhưng khả năng tiếp cận giảm đáng kể khi tiếp cận các tầng lớp thấp hơn trong hệ thống phân cấp xã hội.
Giữa những thách thức mới, thế giới ngày nay cần những con đường mới, những quyết tâm mới. Make in Việt Nam không chỉ là câu chuyện của Việt Nam, mà còn là sự hợp tác cần thiết trên mọi lĩnh vực tại bình diện quốc tế. Đây là con đường dẫn đến một tương lai tốt đẹp hơn cho doanh nghiệp Việt Nam và thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội bắt nhịp thế giới tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711728196 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711728196 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10