Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện ô tô ra nước ngoài được xem là hướng đi mới của các doanh nghiệp Hàn Quốc trong bối cảnh nhu cầu thị trường thế giới về ngành này đang dần bão hoà.
Cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng
Theo số liệu từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc công bố ngày 13/2, mặc dù nhìn chung lượng ô tô xuất khẩu trong tháng 1/2018 của Hàn Quốc tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu ô tô Hàn Quốc sang thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Mỹ, đã sụt giảm 50,1%.
Nguyên nhân được chỉ ra đó là vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu toàn cầu. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu phụ tùng ô tô của Hàn Quốc trong tháng 1/2018 giảm 6,5% xuống còn 1,83 tỷ USD, do doanh số ảm đạm ở các thị trường Bắc Mỹ và châu Á. Theo đó, các chuyên gia dự báo, sự cạnh tranh của ngành này sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn khi ngành ô tô của Hàn Quốc dường như chưa bắt nhịp với sự chuyển dịch lớn trong ngành ô tô thế giới đó là công nghệ xanh.
Như vậy, những con số này cho thấy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các ông lớn sản xuất xe, nhu cầu thị trường đang có xu hướng bão hoà... vì vậy, việc lựa chọn đầu tư vào Việt Nam của một trong những “ông lớn” chuyên sản xuất linh kiện của Hàn Quốc là Tập đoàn Pyeong Hwa Automotive cũng là điều dễ hiểu.
Cụ thể, nhà đầu tư này đã chi 16,6 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp DEEP C 2A, Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Hải Phòng. Quyết định đầu tư này là “trái ngọt” sau 1 năm khảo sát thị trường tại 7 nước Đông Nam Á. Và Việt Nam trở thành địa điểm đặt nhà máy sản xuất đầu tiên của ông lớn Hàn Quốc này tại khu vực.
Lý giải lý do lựa chọn Việt Nam, ông Lee Jae Seung, Chủ tịch Công ty Pyeong Hwa Automotive, cho biết: “Vị trí địa lý và nguồn nhân lực trẻ”, chính là lý do khiến doanh nghiệp này quyết định đầu tư vào Việt Nam trước tiên.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khác từ Hàn Quốc là nhà cung cấp của Pyeong Hwa Automotive dự kiến cũng sẽ hiện diện đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra, “tham vọng” của nhà đầu tư Hàn Quốc này đó là khi ngành phụ trợ của Việt Nam phát triển, đạt được các quy chuẩn, nhà đầu tư này có thể sẽ thay đổi chiến lược để mua lại sản phẩm linh kiện từ các doanh nghiệp trong nước.
Cần phải có lời giải ngay
Tuy nhiên, định lượng nào về thời điểm ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam phát triển, để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sản xuất linh, phụ kiện đến từ Hàn Quốc nói riêng, Nhật Bản, hay các thị trường lớn khác nói chung lựa chọn doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của mình thì thực sự vẫn là câu hỏi ngỏ.
Có thể bạn quan tâm
06:45, 31/05/2018
08:19, 14/05/2018
02:17, 16/03/2018
Bởi khi hỏi các chuyên gia nước ngoài, câu trả lời nhận được là, người lao động Việt Nam chưa có đủ trình độ kỹ thuật, tay nghề, kỹ năng chuyên môn... để tiếp nhận những công nghệ cao. Vì vậy, cần phải cần có thêm thời gian.
Tuy nhiên, khi hỏi các chuyên gia Việt Nam, câu trả lời lại nhận được là, mặc dù được coi là công nghệ cao, tuy nhiên trong một số chuỗi cung ứng của một số nhà đầu tư nước ngoài thực sự vẫn chỉ đang dừng lại ở công đoạn lắp ráp.
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, người đã từng ví von, doanh nghiệp FDI đang đứng trong trong các chuỗi cung ứng như những "người anh cả" trong gia đình.
Người anh cả có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ, dành những nguồn lực nhất định để giúp đỡ đàn em là những doanh nghiệp Việt Nam để tham gia được vào chuỗi giá trị của mình. Muốn “kéo” được doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vào chuỗi giá trị với các chuẩn mực rất cao về chất lượng, trong đó có yếu tố quan hệ lao động, doanh nghiệp FDI, tập đoàn đa quốc gia cần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn nữa.
Cũng theo TS. Vũ Tiến Lộc, doanh nghiệp đa quốc gia, FDI có thể dùng một phần nguồn lực và hỗ trợ kỹ thuật để đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Đây cũng chính là cách, sẽ khiến doanh nghiệp đa quốc gia, FDI phát triển được chuỗi cung ứng bền vững tại Việt Nam, nghĩa là sẽ tạo ra việc làm bền vững trong thời gian tới.