Giải bài toán chuỗi giá trị ngành công nghiệp phụ trợ có dễ?

Ngọc Hà 31/05/2018 06:45

Hiện nay có khoảng 1,600 công ty Nhật Bản đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tuy nhiên, tỷ lệ linh kiện nội địa mà các công ty Nhật Bản đặt mua ở Việt Nam còn rất thấp.

Câu chuyện về tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu với doanh nghiệp FDI nói chung và trong ngành công nghiệp phụ trợ nói riêng luôn là bài toán chưa bao giờ hết nóng.

Khoảng cách không dễ thu hẹp

Sản xuất công nghiệp hỗ trợ tại Công ty TNHH Marusan Kigata Seisakujo Việt Nam (100% vốn Nhật Bản) tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (huyện Nhơn Trạch)

Sản xuất công nghiệp hỗ trợ tại Công ty TNHH Marusan Kigata Seisakujo Việt Nam (100% vốn Nhật Bản) tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. (Nguồn: Internet).

Và câu chuyện của một doanh nghiệp Việt Nam phải thừa nhận rằng, doanh nghiệp Việt khó “chen chân” vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật Bản là hoàn toàn hiện hữu, dù Việt Nam đã đang cố gắng nỗ lực thay đổi bài toán này bằng cách thay đổi chiến lược thu hút FDI. Điều này được thể hiện rất rõ trong Dự thảo lần 2 Chiến lược thu hút FDI đang được công bố, lấy ý kiến rộng rãi.

Có thể bạn quan tâm

  • “Chen chân” vào chuỗi cung ứng công nghiệp phụ trợ Nhật Bản: Doanh nghiệp Việt cần gì?

    “Chen chân” vào chuỗi cung ứng công nghiệp phụ trợ Nhật Bản: Doanh nghiệp Việt cần gì?

    08:19, 14/05/2018

  • “Tạo sóng” FDI vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ngành ôtô

    “Tạo sóng” FDI vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ngành ôtô

    02:17, 16/03/2018

  • Đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam: Làm sao giải được bài toán cũ?

    Đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam: Làm sao giải được bài toán cũ?

    14:00, 29/05/2018

  • Thắt chặt quan hệ hợp tác, đầu tư Việt Nam – Nhật Bản

    Thắt chặt quan hệ hợp tác, đầu tư Việt Nam – Nhật Bản

    00:26, 31/05/2018

Quay trở lại câu chuyện tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp phụ trợ của doanh nghiệp Nhật Bản, đại diện một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí và phụ kiện nội thất có hợp tác với doanh nghiệp FDI và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản thừa nhận rằng, việc doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia và kết nối vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI là không hề dễ dàng.

Theo doanh nghiệp này phân tích, rào cản chính đến từ khác biệt về trình độ công nghệ, và hệ thống quản lý. Mà theo doanh nghiệp này, hai điều này chưa tốt thì khó có thể đưa ra một sản phẩm tốt. Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và doanh nghiệp FDI nói chung đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, thời gian giao hàng phải “chuẩn đét”.

Chí vì vậy, các hoạt động giao thương giữa các doanh nghiệp Việt nam và Nhật Bản nói riêng và với doanh nghiệp FDI nói chung đang còn một “khoảng cách”.

Chúng ta vẫn thường nghe đến các triển lãm ngược. Đó là các triển lãm của doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài với các sản phẩm họ muốn đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam, chứ không giống như các triển lãm thông thường, doanh nghiệp Việt Nam mang sản phẩm đi “chào”. Điều này không chỉ xuất hiện ở các nhà đầu tư Nhật Bản mà các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đã làm điều tương tự. Với kỳ vọng, những chương trình như vậy sẽ là những cơ hội kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản cũng như doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng hợp tác

Hiện doanh, cũng giống như Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật bản cũng đang chiếm khoảng 99,7% tổng số doanh nghiệp của nước này. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản đẩy mạnh các hoạt động đầu tư vào Việt Nam cũng là xu hướng dễ hiểu. Điều này được thể hiện trong cơ cấu quy mô dòng vốn của nhà đầu tư Nhật Bản và Việt Nam.

Theo các chuyên gia đánh giá, việc tăng cường phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường, cũng như tạo động lực kinh doanh và công nghệ mới, cũng như tái cấu trúc các ngành công nghiệp ở Việt Nam.

Vì vậy, mới đây, Tổ chức JICA đã tổ chức Chương trình kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản. Chương trình nằm trong Dự án “Thu thập thông tin về doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Theo đó, quá trình kết nối này bắt đầu tư hoạt động giới thiệu các sản phẩm, công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản. Được biết, 5 doanh nghiệp Việt Nam được chọn sẽ tiếp tục tham gia trong dự án chuẩn đoán, cải thiện sản phẩm để có thể trở thành nhà cung ứng sản phẩm, nguyên vậy liệu đầu vào cho doanh nghiệp Nhật Bản.

Đièu này hoàn toàn phù hợp với ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam đó là khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải bài toán chuỗi giá trị ngành công nghiệp phụ trợ có dễ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO