Khi Đông Nam Á phấn đấu trở thành tâm điểm tăng trưởng, ngành công nghiệp năng lượng mặt trời sẽ là trụ cột chính của nỗ lực này.
>> Trung Quốc âm thầm chiếm lĩnh chuỗi cung ứng công nghệ Đông Nam Á
Tốc độ phát triển của lĩnh vực này cho đến nay là rất ấn tượng. Đông Nam Á đã nổi lên là nhà sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Đến cuối năm 2022, khu vực này có tổng công suất sản xuất mô-đun là 70 gigawatt, một bước nhảy vọt đáng kể. Công suất này chiếm khoảng 6,4% tổng công suất toàn thế giới.
Hơn nữa, Đông Nam Á cũng cho thấy những tiến bộ đáng kể trong việc tăng thị phần của khu vực trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong sản xuất pin mặt trời, dẫn đầu là Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Malaysia cũng đã có những bước tiến đáng kể trong sản xuất polysilicon, đạt công suất 32 gigaton vào năm 2022.
Tuy nhiên, ông Xuyang Dong, nhà phân tích chính sách năng lượng tại Climate Energy Finance nhận định, khu vực này hiện đang phải đối mặt với những thay đổi và thách thức về địa chính trị, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và căng thẳng thương mại đang tác động tiêu cực đến tương lai của toàn cầu hóa, tạo ra những bất ổn đáng kể cho các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại.
Mỹ đang cân nhắc tăng thuế nhập khẩu đối với các tấm pin mặt trời từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan..., cũng như với hoạt động sản xuất xe điện của Trung Quốc tại Mexico. Tại châu Âu, các cuộc thảo luận về việc thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp công nghệ xanh trong khu vực có thể ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu năng lượng mặt trời từ Đông Nam Á.
Năm 2023, quy mô GDP của khu vực Đông Nam Á nói chung theo giá hiện hành đạt khoảng 3,81 nghìn tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. Đồng thời, khi sự phục hồi kinh tế sau đại dịch bắt đầu diễn ra, GDP của khu vực này dự kiến sẽ tăng 4,6% vào năm 2024. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế bền vững, Đông Nam Á có thể sẽ chứng kiến nhu cầu năng lượng tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới cho đến năm 2050, chỉ sau Ấn Độ.
Chuyên gia Xuyang Dong cho rằng, với quy mô sự thị trường trong khối và những thách thức từ những bất ổn bên ngoài khu vực đang mang đến cơ hội tiềm năng để các nước Đông Nam Á củng cố và phát triển ngành năng lượng mặt trời của khối.
Hầu như tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều đã cam kết đạt được mức trung hòa carbon, nhiều quốc gia phấn đấu đạt được mục tiêu này vào giữa thế kỷ này. Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này, các nước phải tăng đáng kể công suất năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của khu vực.
>> Nhật Bản - ASEAN "bắt tay" phát triển ô tô điện
Điện mặt trời được lắp đặt trong khu vực cần vượt qua con số 240GW vào năm 2030 và tăng thêm lên hơn 2.100GW vào năm 2050. Điều này đồng nghĩa với việc công suất bổ sung trung bình hàng năm là hơn 30GW cho đến năm 2030, với gần 100GW được bổ sung hàng năm từ sau 2030 đến năm 2050.
Để khai thác hoàn toàn tiềm năng của khối, các chuyên gia nhận định, các quốc gia trong khu vực cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch. Hiện nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm 80% nhu cầu năng lượng của khu vực, bất chấp việc đã có những cải thiện gần đây về tính khả dụng của năng lượng tái tạo. Một lượng đáng kể nhiên liệu hóa thạch đang sử dụng cũng được nhập khẩu, làm suy yếu an ninh năng lượng quốc gia.
Năng lượng mặt trời ở quy mô tiện ích đã chứng kiến mức tăng trưởng 17% theo năm vào năm 2023, nhưng chỉ có 3GW công suất mới được bổ sung vào lưới điện. Con số này không đáng kể so với công suất sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời hiện tại là 70GW.
Theo ông Muyi Yang, nhà phân tích chính sách điện cấp cao Trung Quốc tại Ember, các quốc gia Đông Nam Á cần đẩy nhanh hành động. Các báo cáo gần đây cho thấy gã khổng lồ năng lượng mặt trời Trung Quốc Longi Green Energy Technology đang cân nhắc việc đình chỉ một số dây chuyền sản xuất tại Malaysia và Việt Nam. Các công ty khác trong ngành có thể thực hiện theo khi lệnh miễn thuế của Mỹ dành cho các nước Đông Nam Á sắp hết hạn.
Bằng cách thúc đẩy quá trình chuyển đổi trong nước sang năng lượng sạch, các nước Đông Nam Á có thể mở ra những cơ hội tăng trưởng đáng kể cho các ngành công nghiệp không phát thải trong tương lai. Điều này có thể tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp đồng thời thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa xanh hơn nữa. "Động thái này có thể mở đường cho một phương thức phát triển kinh tế bền vững hơn, hứa hẹn sự thịnh vượng lâu dài cho người dân trong khu vực", ông Yang nói.
Có thể bạn quan tâm
Giải pháp phát triển bền vững chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á
02:30, 20/05/2024
Chính sách lãi suất của các NHTW tại Đông Nam Á ít phụ thuộc Fed
03:24, 12/06/2024
Google và “cuộc chiến đám mây” tại Đông Nam Á
03:10, 07/06/2024
Doanh nghiệp viễn thông Đông Nam Á sụt giảm lợi nhuận vì đâu?
03:00, 07/06/2024
Trung Quốc âm thầm chiếm lĩnh chuỗi cung ứng công nghệ Đông Nam Á
03:00, 02/06/2024