Cơ hội thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon

Diendandoanhnghiep.vn Sau COP28, định giá carbon là một trong những cách thức phổ biến khuyến khích phát triển xanh, kiểm soát phát thải, chống biến đổi khí hậu.

Dù Việt Nam chưa vận hành thị trường tín chỉ carbon chính thức, nhưng rất nhiều dự án tín chỉ carbon theo tiêu chuẩn quốc tế đang được triển khai.

 Các nước đạt được thỏa thuận tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP28 ở Dubai, ngày 13/12/2023. Ảnh: Reuters

Các nước đạt được thỏa thuận tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP28 ở Dubai, ngày 13/12/2023. Ảnh: Reuters

>> Nguồn lực xanh từ giao dịch tín chỉ carbon

Nhìn từ quốc tế

Tại Hội nghị COP28 vừa qua, Giám đốc điều hành Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva kêu gọi áp dụng rộng rãi quy chế định giá carbon. Đây là cách xác định chi phí mà một công ty cần phải trả cho lượng khí thải làm hành tinh nóng lên và được coi là cách linh hoạt và hiệu quả nhất về mặt chi phí để đẩy nhanh tiến trình cắt giảm phát thải.

Ra đời vào năm 2005, Hệ thống giao dịch hạn ngạch phát thải (ETS) của Liên minh châu Âu (EU) là thị trường mua bán quyền phát thải đầu tiên và lớn nhất thế giới. Theo Refinitiv, quy mô giao dịch quyền phát thải tại châu Âu năm 2022 là 751 tỷ euro, tăng 10% so với năm trước đó , và chiếm khoảng 87% tổng giá trị của thị trường carbon toàn cầu. Giá tín chỉ carbon trung bình tại châu Âu đạt 80 euro/tấn CO2, tăng 50% so với 2021 do chiến sự Nga - Ukraine đẩy giá năng lượng toàn cầu tăng cao.

Tuy nhiên, tại châu Âu, thị trường này được giám sát nghiêm ngặt, hoạt động giao dịch bị áp hạn ngạch. Theo đó, mức trần bị hạ dần qua từng năm với mục đích giảm tổng lượng phát thải.

Áp hạn ngạch khí phát thải đã và đang được mở rộng dần dần ra nhiều lĩnh vực, ví dụ từ năm 2024 ngành vận tải hàng hải sẽ bị áp tín chỉ carbon. EU đã thúc đẩy nhanh hơn việc hạ mức trần phát thải, với mục tiêu giảm 117 triệu tín chỉ carbon trong 2 năm; đồng thời đưa mức trần giảm 4,3%/năm trong giai đoạn 2024-2027 và 4,4% trong giai đoạn 2028-2030 thay cho tốc độ giảm 2,2%/năm như hiện nay.

Những “ông lớn” công nghệ như Apple, Google, Microsoft… cũng đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 dựa trên 2 phương pháp: mua tín chỉ carbon hoặc đưa phát thải về 0 và âm.

Hàm ý cho Việt Nam

Tín chỉ carbon bắt đầu được thảo luận khá sôi nổi tại Việt Nam, tiến gần hơn đến ngưỡng ra đời thị trường giao dịch loại hàng hóa đặc biệt này. Điện gió Bạc Liêu và khá nhiều dự án khác đã bán tín chỉ carbon cho một tổ chức tại Thụy Sĩ với giá rất khiêm tốn, chỉ khoảng 1,8 euro đến dưới 10 euro/tấn. Đây là vấn đề mà chúng ta cần tính toán lại khi tham chiếu giá carbon tại châu Âu.

>> Cơ hội kinh doanh tín chỉ carbon

Theo tính toán năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi Mwh điện gió và mặt trời ở Việt Nam giúp giảm phát thải 0,832 tấn CO2. Như vậy, số tín chỉ carbon tạo ra không hề nhỏ khi bùng nổ hàng loạt dự án năng lượng “sạch” trong những năm gần đây.

Theo các chuyên gia, giao dịch tín chỉ carbon không khó nhưng vấn đề là giá bán và cơ chế bán. Tại hội thảo “Giảm thiểu phát thải” tổ chức ngày 15/12 vừa qua tại Đồng Nai, Thạc sĩ Lê Năng Hùng, Quản lý cao cấp của Công ty Năng lượng tái tạo Reteck, cho rằng: Thị trường tín chỉ carbon tự nguyện của Việt Nam đang “bán lúa non” với giá “bèo bọt” từ 3-9 USD/tấn carbon, chủ yếu là các chủ rừng bán tín chỉ carbon rừng.

Để tránh lãng phí tài nguyên mới này, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cần hoàn thiện cơ chế thị trường giao dịch carbon. Cụ thể ở đây là sàn giao dịch trực tuyến cho phép các tổ chức, cá nhân niêm yết sản lượng, trên cơ sở thống nhất mặt bằng chung về giá cả, chịu sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan chức năng.

Đặc biệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với các quy định, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Ngoài ra, các bộ, ngành liên quan như Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải,... cần phối hợp sớm xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về thị trường tín chỉ carbon, bao gồm hệ thống quản lý hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; ban hành định mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị sản phẩm đối với các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trên thực tế, việc mua bán tín chỉ carbon ở châu Âu không khác gì mua món hàng thông thường trên Lazada hay Shopee. Khách hàng rất tiềm năng, bao gồm tất cả doanh nghiệp không thể giảm khí phát thải, như: sản xuất thép, xi măng, hóa dầu, sản xuất hóa chất, may mặc, vận tải,…

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam có số lượng lớn dự án carbon. Giám đốc Intraco Vietnam, ông Hoàng Anh Dũng cho rằng: “Nếu có đủ tiềm lực, trình độ và nhận thức, chúng ta sẽ trở thành top 5 thế giới về chứng chỉ carbon”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714699656 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714699656 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10