Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng chứng khoán, bất động sản đo sàn vì dịch COVID-19 trong phiên giao dịch 28/1. Thời điểm khó khăn sẽ sàng lọc giá trị thực của cổ phiếu.
Các cổ phiếu trong "rổ" tài chính-ngân hàng như STB, TCB, MBB, CTG, MBB, HDB, BID, HCM trong phiên giao dịch hôm qua đã chất sàn hàng chục triệu đơn vị. Khép lại phiên giao dịch cổ phiếu ngành tài chính trắng bên mua. Và do rổ VN30 có sự hiện diện nhiều mã ngân hàng được chọn vào danh sách, nên đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, rổ các "sức mạnh lớn" dẫn dắt thị trường bị nhà đầu tuyệt đối thờ ơ không có lệnh mua vào, thậm chí là không ít tay chơi sợ hãi đã bằng mọi giá call margin đặt lệnh bán.
Có thể điểm một số cổ phiếu ngân hàng dư bán lớn như: CTG dư bán sàn 6,6 triệu đơn vị, cổ phiếu BID dư bán sàn 1,2 triệu đơn vị; HDB dư bán sàn 2,2 triệu đơn vị; STB 11 triệu đơn vị; LPB 10 triệu đơn vị...Nhóm chứng khoán SSI hơn 8 triệu đơn vị; VND 2,3 triệu đơn vị; SHS 1.8 triệu đơn vị…
Theo các chuyên gia, áp lực bán phủ mạnh trên thị trường khiến cho sự hoảng loạn của nhà đầumanhjcangf muốn bán bằng mọi giá. Diễn biến bất ngờ của dịch COVID-19 cùng với việc giảm điểm mạnh của thị trường chứng khoán cũng đã tác động tiêu cực đến thị trường Việt Nam.
Tuy vậy, ông Nguyễn Hùng-Nhà đầu tư trên sàn MBS cho rằng, ngoài tác động tiêu cực từ thị trường thì áp lực call magin mới là nguyên nhân rất lớn đã khiến cho nhà đầu tư bán tháo. Bên cạnh đó, những phiên điều chỉnh liên tiếp gần đây đã khiến thành quả của nhà đầu tư "bốc hơi" hoàn toàn. Tại mức đóng cửa phiên giao dịch 28/1, chỉ số VN-Index còn thấp hơn 7,24% so với đầu năm. Đây là điều khá đáng tiếc cho nhà đầu tư, đặc biệt những nhà đầu tư mới gia nhập thị trường. Những phiên giảm sốc này khiến nhiều nhà đầu tư mất hết thành quả, thậm chí thua lỗ nặng.
Với mức giảm lên tới 6,67%, chỉ số VN-Index không chỉ xác lập kỷ lục giảm tại Việt Nam mà còn trở thành chỉ số chứng khoán "tệ" nhất Châu Á trong phiên 28/1. Phiên giao dịch này cũng khiến vốn hóa TTCK Việt Nam bị "thổi bay" 366.114 tỷ đồng (khoảng 15,8 tỷ USD). Trong đó, riêng vốn hóa sàn HoSE mất đi 271.802 tỷ đồng.
Trong khi đó, đánh giá các chỉ số về kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn nhận được đồng thuận tích cực. Đánh giá về mục tiêu mà tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5% mà Chính phủ đặt ra, TS Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng: "Năm 2021, tôi kỳ vọng Việt Nam có thể đạt được 7-7,5%, cao hơn so với những gì Chính phủ đã đặt ra".
Bất chấp những tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19, hầu hết dự báo kinh tế của các tổ chức quốc tế cũng đều cho rằng, tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021 sẽ phục hồi từ 6% đến 7%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 với GDP đạt 6,5 % khi hoạt động kinh tế trong và ngoài nước tiếp tục bình thường hóa.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định triển vọng của Việt Nam được cho là tích cực, dự báo tăng trưởng ở mức 6,8%. COVID-19 một lần nữa xảy ra bất thần ngoài mong đợi nhưng cũng vì nền tảng được dự báo vô cùng tích cực, trên cơ sở các thành tựu đã được chứng thực ở 2020, đặc biệt với năng lực ứng phó và kiểm soát dịch bệnh đã kinh doanh những đợt sóng dịch trước, các chuyên gia vẫn đặt niềm tin vào Chính phủ và nền kinh tế.
Chính vì vậy, nhà đầu tư cần sự bình tĩnh, cái nhìn khách quan đối với chính danh mục và thị trường. Trong đó, có sự bình tĩnh chọn nắm giữ hay bán tháo những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt 2020, lợi nhuận tính gấp bằng lần so với năm trước hoặc tăng trưởng hai chỉ số. Và đây cũng là cơ hội sàng lọc của cổ phiếu nhóm tài chính, ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm